Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ quan trọng đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng cần đến giấy phép kinh doanh và cũng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh. Vậy bạn có biết giấy phép kinh doanh là gì? và các quy định liên quan về Giấy phép kinh doanh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và giải đáp ngay nhé!
Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là gì? Đây là loại giấy tờ được cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện và thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD).
Tại Khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp, các đơn vị có nghĩa vụ đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh ngành nghề đầu tư có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư và đảm bảo duy trì đủ điều kiện hoạt động đầu tư đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp cần phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh một ngành nghề cụ thể nào đó và được thể hiện bằng GPKD, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm, yêu cầu về vốn,…). Thực tế, chúng ta thường hay gọi các loại giấy tờ đó là giấy phép kinh doanh.
Lưu ý: Một số người thường hay nhầm lẫn giữa 2 khái niệm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh (GPKD). Thực chất, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là việc cá nhân, tổ chức thực hiện các thủ tục đăng ký, còn GPKD là cá nhân, tổ chức đi xin phép xem có đủ điều kiện kinh doanh một số ngành nghề đặc biệt hay không.
>>> Xem ngay: Công ty tnhh là gì? Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này
Các đối tượng được cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định
Tổ chức, doanh nghiệp trong nước kinh doanh ngành nghề có điều kiện
Tổ chức hay doanh nghiệp trong nước nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh của ngành nghề đó mới được cấp giấy phép kinh doanh.
Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện gồm có:
- Sản xuất con dấu;
- Kinh doanh phần mềm, thiết bị;
- Dịch vụ cầm đồ;
- Dịch vụ bảo vệ;
- Dịch vụ phòng cháy chữa cháy;
- Một số ngành nghề khác được quy định tại Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Tổ chức kinh doanh có số vốn đầu tư từ nước ngoài
Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, giấy phép kinh doanh được cấp cho các tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động sau đây:
- Phân phối bán lẻ các loại hàng hóa trừ gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, báo, sách hay tạp chí;
- Nhập khẩu, phân phối bán buôn hàng hóa bao gồm dầu và mỡ bôi trơn;
- Phân phối bán lẻ các loại hàng hóa bao gồm đường, gạo, vật phẩm đã ghi hình, tạp chí, sách, báo;
- Dịch vụ Logistics trừ các ngành dịch vụ Logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Thuê hàng hóa, ngoài trừ thuê tài chính, thuê trang thiết bị xây dựng cần người vận hành;
- Dịch vụ xúc tiến thương mại (ngoại trừ dịch vụ quảng cáo);
- Dịch vụ trung gian thương mại;
- Dịch vụ Thương mại điện tử;
- Dịch vụ tổ chức đấu thầu các loại hàng hóa, dịch vụ.
Điều kiện để cấp Giấy phép kinh doanh là gì?
Vậy điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh là gì? Việc này phụ thuộc tùy theo đối tượng cấp giấy và loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Doanh nghiệp trong nước
Tùy vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà doanh nghiệp trong nước phải đáp ứng đủ để được cấp GPKD. Thông thường, các điều kiện sẽ là:
- Điều kiện tối thiểu nhất về cơ sở vật chất (đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành y tế, thực phẩm).
- Điều kiện về chứng chỉ hành nghề như các công ty luật hay văn phòng công chứng.
- Điều kiện về vốn pháp định. Chẳng hạn như doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được quy định mức vốn pháp định là 20 tỷ VNĐ.
Tổ chức kinh doanh có số vốn đầu tư từ nước ngoài
Còn với doanh nghiệp kinh doanh có vốn đầu tư từ nước ngoài thì điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh là gì? Theo Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, có 2 trường hợp cụ thể sau:
- Nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ tham gia vào Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đối với trường hợp này, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Điều kiện về khả năng tiếp cận thị trường mục tiêu;
- Doanh nghiệp đã có kế hoạch tài chính cụ thể để thực hiện các hoạt động đề nghị cấp GPKD;
- Doanh nghiệp giải quyết xong các khoản nợ thuế đã quá hạn với trường hợp đơn vị thành lập tại Việt Nam từ 1 năm trở lên.
- Nhà đầu tư nước ngoài không thuộc vùng lãnh thổ tham gia tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Với trường hợp này, doanh nghiệp phải đáp ứng cả về điều kiện và các tiêu chí sau:
Về điều kiện:
- Đơn vị đã có kế hoạch tài chính cụ thể để thực hiện hoạt động đề nghị cấp GPKD;
- Đơn vị giải quyết xong các khoản nợ thuế đã quá hạn trong trường hợp công ty thành lập tại Việt Nam từ 1 năm trở lên.
Về tiêu chí:
- Phải phù hợp với các quy định về Pháp luật chuyên ngành;
- Phù hợp mức độ cạnh tranh so với doanh nghiệp trong nước cùng lĩnh vực kinh doanh;
- Đảm bảo khả năng tạo việc làm cho nguồn lao động trong nước;
- Đảm bảo khả năng về mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Lưu ý:
- Các điều kiện nêu trên cũng sẽ được áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Một số loại hàng hóa như: Gạo, đường, dầu, mỡ bôi trơn, sách, báo, vật thể đã ghi hình chưa được cam kết mở cửa thị trường vẫn phải đáp ứng những điều kiện trên.
- Đối với nhóm hàng hóa là dầu và mỡ bôi trơn, chúng sẽ được xem xét để cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, phân phối cho các doanh nghiệp kinh doanh có vốn đầu tư từ nước ngoài thực hiện một trong những hoạt động như sản xuất dầu, mỡ bôi trơn ở Việt nam, được phép sản xuất, phân phối tại Việt Nam các loại máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu và mỡ bôi trơn.
- Đối với gạo, đường, sách, báo, vật phẩm đã ghi hình. Chúng sẽ được xem xét cấp phép thực hiện phân phối bán lẻ cho các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới các hình thức như siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…
>>> Tham khảo thêm: Thuế môn bài là gì? Công thức tính thuế môn bài
Giấy phép kinh doanh gồm những nội dung gì?
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và người đại diện Pháp luật;
- Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ kinh doanh, phân phối;
- Phạm vi hoạt động của đơn vị;
- Phần thông tin chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
- Thời hạn giấy phép;
- Một số nội dung liên quan khác được đề cập trong GPKD.
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin, kiến thức về giấy phép kinh doanh mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng khi đọc xong bài viết này, bạn có thể hiểu giấy phép kinh doanh là gì? cũng như được pháp luật quy định như thế nào. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên, bạn có thể liên hệ với Công ty Cổ phần Trí Luật thông qua số hotline (028) 7304 5969 để được tư vấn chi tiết nhé!
Để lại một phản hồi