Chắc hẳn ai cũng đã từng một lần nhìn thấy thuế VAT (giá trị gia tăng) xuất hiện trên hóa đơn mua hàng. Đây được xem là khoản thu đóng vai trò quan trọng trong ngân sách nhà nước và được sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia. Tuy nhiên, thuế VAT là gì và được pháp luật quy định như thế nào thì không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin về thuế giá trị gia tăng.
Thuế VAT là gì?
Đây là một trong những nguồn thu chính của nhà nước giúp cân bằng ngân sách thu chi và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Hiện nay thuế giá trị gia tăng được áp dụng rộng rãi khoảng 130 nước trên thế giới.
Thuế VAT (Value Added Tax) là hình thức thu tiền gián tiếp bằng cách tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tay người sử dụng cuối cùng. Tuy nhiên GTGT chỉ áp dụng đối với phần giá trị tăng thêm chứ không phải của toàn bộ hàng hóa hay dịch vụ.
Thuế này được tính bằng cách cộng dồn vào sản phẩm hay dịch vụ do và được thanh toán bởi người mua. Chính vì thế, khách hàng là người trả thuế nhưng đơn vị sản xuất kinh doanh sẽ đóng thuế trực tiếp chơ cơ quan có thẩm quyền.
>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục thay đổi đại diện pháp luật như thế nào
Đối tượng chịu thuế VAT
Sau khi đã hiểu rõ khái niệm phí VAT là gì, chắc hẳn bạn đang thắc mắc có phải khi sử dụng hàng hóa hoặc dịch bất kỳ nào cũng phải trả thuế GTGT hay không? Hãy cùng chúng tôi tiếp tục theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé!
Theo quy định của pháp luật, các đối tượng chịu thuế VAT bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Bởi lẽ, thuế GTGT chỉ chịu sự tác động của phần giá trị tăng thêm của đối tượng chịu thuế.
Những đối tượng miễn thuế giá trị gia tăng
Bên cạnh những hàng hóa, dịch vụ được pháp luật yêu cầu đóng phí VAT, còn có một số sản phẩm được miễn thuế giá trị gia tăng. Nhà nước quy định những đối tượng không cần chịu thuế VAT, cụ thể như:
- Các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản chưa qua chế biến tạo thành phẩm hoặc chỉ sơ chế một cách thông thường của các cá nhân tự sản xuất, đánh bắt. Doanh nghiệp mua các sản phẩm đó bán lại cho tổ chức khác thì không phải kê khai, nộp thuế VAT nhưng được khấu trừ đầu vào.
- Sản phẩm thuộc vật nuôi, giống cây trồng bao gồm con giống, phôi, tinh dịch, hạt giống, cây giống, vật liệu di truyền.
- Nhà thuộc sở hữu của nhà nước bán cho người đang thuê có giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Sản phẩm muối được tạo thành từ nước biển, mỏ tự nhiên, muối i-ốt có thành phần chính là Na-tri-clo-rua.
- Tất cả các loại hiểm liên quan đến bảo vệ sức khỏe cho con người, vật nuôi. Bên cạnh đó, còn có một số dịch vụ bảo hiểm cho ngành nông nghiệp và trang thiết bị, dụng cụ cần thiết phục vụ đánh bắt thủy hải sản.
- Các dịch vụ cung cấp tín dụng, hỗ trợ vay vốn, kinh doanh chứng khoán, bán nợ, kinh doanh ngoại tệ không cần nộp thuế giá trị gia tăng cho nhà nước.
Đặc điểm thuế giá trị gia tăng
Có thể nói đây là khoản phí độc lập trong nguồn thu ngân sách của nhà nước. Chính vì vậy, để sử dụng hiệu quả thì việc chỉ tìm hiểu khái niệm thuế VAT là gì thôi chưa đủ, chúng ta cần phải nắm kỹ một số đặc trưng cơ bản của chúng.
Đối tượng chịu thuế rất lớn
Mọi cá nhân và tổ chức đều phải chi trả một phần thu nhập của mình để hưởng thụ sản phẩm do quá trình sản xuất tạo ra. Việc đánh thuế mọi đối tượng thể hiện sự công bằng của nhà nước đối với các loại tiêu dùng. Bên cạnh đó, có một số trường hợp được khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế trả thuế của người tiêu dùng, nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đề ra mức thấp nhất.
Đây là thuế gián thu
Người mua hàng hóa, dịch vụ sẽ là người chịu thuế thông qua số tiền chi trả để sở hữu chúng. Người tiêu dùng không phải trực tiếp nộp phí VAT vào ngân sách nhà nước mà sẽ trả khi thanh toán tiền hàng. Lúc đó, chính người bán sẽ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Chỉ tính dựa trên phần tăng thêm
Dựa vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ mà nhà nước đề ra mức thuế VAT hợp lý. Đây cũng là đặc điểm riêng để phân biệt với các loại thuế gián thu khác. Nếu thuế tiêu thụ chỉ đánh một lần ở khâu sản xuất hay nhập khẩu thì thuế giá trị gia tăng lại thu ở toàn bộ quá trình từ xuất khẩu đến tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Xem ngay: Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty mới nhất
Vai trò của thuế VAT là gì?
Tăng ngân sách nhà nước
Một trong những vai trò quan trọng của thuế VAT là tăng nguồn thu cho nhà nước. Đặc biệt, chúng còn góp phần phản lý và điều tiết xã hội tốt hơn các loại thuế thông thường khác.
Việc đề ra các loại thuế không chỉ đơn thuần tạo nguồn thu đều đặn cho nhà nước mà chúng cần phải đảm bảo thỏa mãn nhu cầu tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh thu nhập. Chính vì thế, chính phủ cần tính toán, cân nhắc kỹ khi ban hành các loại thuế.
Thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa
Thuế giá trị gia tăng góp phần thúc đẩy sản xuất, khuyến khích mở rộng lưu thông hàng hóa và đẩy mạnh xuất khẩu. Cụ thể, chúng tạo điều kiện cho giá thành các công trình xây dựng cơ bản giảm 10% và không phải khấu hao tài sản. Mặt khác, khi nhập khẩu máy móc, thiết bị chưa sản xuất để đầu tư theo dự án thì không cần phải chịu thuế GTGT.
Khuyến khích xuất – nhập khẩu
Theo quy định của pháp luật, khi xuất khẩu, hàng hóa được hoàn lại toàn bộ số thuế đã nộp ở đầu vào. Điều này cho thấy nhà nước đang giúp cho doanh nghiệp tập trung nguồn hàng xuất đi nước ngoài để có cơ hội cạnh tranh với thị trường quốc tế.
Ngoài ra, các dự án đầu tư có giá trị hàng xuất khẩu trên 30% tổng số lượng hàng hóa, doanh nghiệp còn được hưởng 25% thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu có đến 50% giá trị hàng hóa được xuất khẩu thì doanh nghiệp sẽ được miễn toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ những thông liên liên quan đến định nghĩa thuế VAT là gì? Cũng như những quy định về đối tượng phải chịu và được miễn thuế. hy vọng, qua bài viết này doanh nghiệp, nhà đầu tư đã có những hiểu biết cơ bản về phí VAT để thực hiện đúng theo pháp luật.
Để lại một phản hồi