Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chăm sóc

tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là bệnh cực kỳ phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu trẻ không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì rất nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, các bậc cha mẹ nên nắm rõ nguyên nhân, cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy như thế nào để có biện pháp xử lý và chăm sóc bé tốt hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin bổ ích ngay trong bài viết sau nhé!

Một vài nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ đi ngoài có phân lỏng từ 3 lần trở lên trong ngày. Tuy tiêu chảy là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em, nhưng lại khó xác định chính xác những gì gây ra nó. Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể là do những nguyên nhân sau:

  • Thay đổi chế độ ăn của bé hoặc chế độ ăn của mẹ thay đổi trong quá trình cho con bú.
  • Bé dùng thuốc kháng sinh hoặc mẹ sử dụng kháng sinh và cho bé bú.
  • Bé bị nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng trong quá trình chăm sóc từ người lớn.
  • Viêm mãn tính của đường tiêu hóa như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn (viêm ruột mạn tính).
  • Trẻ không dung nạp Protein hoặc đường cho cơ thể.
  • Hội chứng ruột kích thích.
Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Xác định nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh để khắc phục kịp thời

Những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mà mẹ cần nắm

Các mẹ cần nhận biết khi nào bé đi ngoài bình thường và khi nào bé bị tiêu chảy. Bởi trẻ sơ sinh không giống như người lớn, không phải lúc nào bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày thì mẹ vội quy kết đó là tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Chẳng hạn, các bé dưới 3 tháng tuổi vẫn đi ngoài từ 2 – 5 lần/ngày. Còn đối với các bé 6 tháng tuổi, việc đi ngoài 1 – 2 lần/ngày là hết sức bình thường. Do đó, cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy đó là chú ý đến phân của bé, cụ thể:

  • Phân khi mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thường lỏng cho đến rất lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước và màu sắc phân cũng có sự thay đổi, có mùi tanh và chất nhầy.
  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do bị nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân thường kèm theo chất nhầy và dính cả máu. Khi đó, bé thường có biểu hiện khó chịu, quấy khóc, bú kém, có thể sốt hoặc bị nôn ói.
  • Đặc biệt, khi trẻ bị tiêu chảy do tả, bé thưởng đi ngoài ồ ạt, phân có màu trắng đục như nước vo gạo và hơi tanh mùi cá.

>>> Xem thêm: Bác sĩ khám dinh dưỡng cho bé uy tín nhất hiện nay

 Một trong những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy qua sự thay đổi của phân
Một trong những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy qua sự thay đổi của phân

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều lần dẫn đến cơ thể bị mất nước và điện giải nhanh chóng. Mất nước tức là bé con của bạn không có đủ nước hoặc chất lỏng trong cơ thể. Các mẹ nên theo dõi chặt chẽ tình trạng của bé để biết con đang bị mất nước, cụ thể những dấu hiệu sau:

Mất nước ở mức độ nhẹ

  • Khô mắt, khô miệng, khóc ít chảy ra nước mắt hoặc không chảy nước mắt.
  • Đi tiểu ít hơn bình thường.
  • Bé mệt mỏi hay quấy khóc.

Mất nước ở mức độ vừa

  • Da khô.
  • Trũng mắt.
  • Bé lờ đờ.

Mất nước ở mức độ nặng

  • Thóp trũng, da bé bị mất khả năng đàn hồi.
  • Bé không đi tiểu trong 6 giờ.
  • Bé rất lờ đờ, đôi lúc ngủ li bì, có khi hôn mê, bất tỉnh.
  • Mạch đập nhanh và bị tụt huyết áp.

Lưu ý: Nếu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh kéo dài 2 tuần thì rất có khả năng trẻ mắc tiêu chảy cấp. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm với các triệu chứng chính bao gồm tiêu chảy, nôn, mất nước và rối loạn điện giải. Nếu bé không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Do đó, các bậc cha mẹ nên nắm rõ các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy để có thể chăm sóc bé con của mình một cách an toàn.

Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Các mẹ cần lưu ý một điều sau để chăm sóc cho con khi mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh:

  • Đảm bảo cung cấp đủ nước cho bé để tránh bị mất nước.
  • Các mẹ tiếp tục cho con bú nếu con còn ở giai đoạn bú sữa mẹ. (Nuôi con bằng sữa mẹ giúp ngăn ngừa tiêu chảy và phục hồi hiệu quả).
  • Nếu em bé vẫn có vẻ khát sau hoặc giữa các lần cho ăn, các mẹ nên báo với bác sĩ để được hướng dẫn cho bé uống thêm các loại chất lỏng bổ sung chứa chất điện giải (oresol) an toàn và hiệu quả.
  • Các mẹ không tự ý cho bé uống thuốc chống tiêu chảy trừ khi đó là chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu bé đang ăn dặm trước khi tiêu chảy bắt đầu, các mẹ hãy cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ dàng tiêu hóa cho dạ dày như chuối, táo, ngũ cốc,…
  • Tuyệt đối không cho bé ăn thức ăn khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn như nước ép hoa quả, sữa hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ,…
  • Tiêu chảy một phần cũng là do vi khuẩn lây lan từ những người chăm sóc trẻ. Do đó, các mẹ cần lưu ý rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa, cho ăn hoặc thay tã cho bé.

>>> Có thể bạn quan tâm: Phòng khám dinh dưỡng cho trẻ em nổi tiếng tại Hà Nội

Sử dụng chuối vào thực đơn cho trẻ
Nếu bé của bạn đang ở độ tuổi ăn dặm, khi bé bị tiêu chảy, bạn nên cho chuối vào thực đơn của bé để phục hồi lại nhanh hơn

Lời kết

Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh diễn ra rất nhanh chóng, nếu không phát hiện và đưa trẻ đi thăm khám kịp thời thì bé có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, hy vọng qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho các bậc cha mẹ những thông tin bổ ích xoay quanh về bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh từ nguyên nhân, dấu hiệu đến cách chăm sóc bé. 

Nếu bé con của bạn đang có những triệu chứng trên hay gặp phải các vấn đề về sức khỏe dinh dưỡng, chúng tôi xin giới thiệu cho bạn một chuyên khoa dinh dưỡng uy tín. Đó là VIAM Clinic với đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Nhi Khoa. Đừng quên gọi đến số hotline  0935.18.39.39 hoăc 0243.633.5678 để được tư vấn nhé!

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*