Vốn lưu động là gì? Vai trò của vốn lưu động

Vốn lưu động là gì

Vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong quá thành thành lập và phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều nhà đầu tư chưa thật sự hiểu rõ hoặc đang hiểu sai về nguồn tài chính này. Vậy vốn lưu động là gì? Tất cả mọi thắc mắc sẽ được triluat.com giải đáp qua bài viết dưới đây.

Định nghĩa vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động (vốn luân chuyển) được xem là nguồn tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là thước đo nguồn lực sẵn có nhằm đáp ứng các hoạt động kinh doanh hằng ngày như tiền lương cho nhân viên, điện nước, mua nguyên vật liệu,…

Vốn lưu động là gì
Vốn lưu động phục vụ cho quá trình sản xuất

Bất kỳ một công ty nào cũng phải đảm bảo nguồn vốn luân chuyển đủ lớn để duy trì các hoạt động kinh doanh. Một doanh nghiệp nếu không đáp ứng đủ số vốn lưu động cần thiết sẽ khiến quá trình sản xuất bị đình trệ thậm chí có thể dẫn đến công ty bị phá sản. Ngoài ra, chỉ số này giúp các nhà đầu tư đánh giá tình hình sử dụng vốn một cách đầy đủ và chính xác nhất.

Phân loại vốn lưu động

Sau khi đã tìm hiểu khái niệm vốn lưu động là gì? Tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào từng loại tài sản lưu động đang hoạt động phổ biến tại các doanh nghiệp. Từ đó giúp nhà đầu tư hoạch định lại ngân sách của mình để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Trên thực tế khi phân vốn lưu động sẽ dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nhau.

Dựa vào vai trò của vốn trong quá trình sản xuất

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp thấy rõ vai trò khác nhau của từng loại vốn trong quá trình sản xuất. Từ đó giúp cơ sở kinh doanh lên kế hoạch bố trí cơ cấu nguồn vốn hợp lý với từng thời kỳ sản xuất. Dựa theo vai trò, vốn lưu động được phân loại như sau:

  • Vốn được sử dụng trong quá trình dự trữ: Bao gồm phần tài sản phục vụ cho quá trình mua nguyên, nhiên vật liệu, công cụ cần thiết để chuẩn bị đưa vào quá trình sản xuất.
  • Vốn lưu động dùng trong khâu sản xuất: Gồm nguồn vốn sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất như sản phẩm bán thành phẩm, đang dở dang, các khoản chi phí đang chờ tính toán.
  • Vốn lưu thông: Đây là phần vốn trực tiếp phục vụ cho quá trình tiêu thụ và lưu chuyển hàng hóa. Bao gồm các khoản như vốn trong khâu thanh toán, phần tài sản đầu tư ngắn hạn.

Phân loại vốn lưu động theo hình thái

Đây là cách phân loại giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá hoạt tình hình tài chính của công ty và quản lý tốt hàng tồn kho. Dựa vào hình thái biểu hiện, vốn lưu động được phân loại thành:

  • Vốn vật tư hàng hóa: Bao gồm các tài sản lưu động thể hiện ra bên ngoài với hình thức cụ thể như vốn nguyên nhiên vật liệu, hàng tồn kho, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,…
  • Vốn bằng tiền: Bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư chứng khoán hoặc nguồn tiền cần phải thu.
  • Đầu tư tài chính ngắn hạn: Nguồn vốn này được hình thành từ khoản đầu tư vào chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu hoặc góp vốn liên doanh ngắn hạn với thời gian thu hồi dưới 1 năm. Đầu tư ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn và nhận lợi nhuận một cách nhanh chóng.

>>> Tham khảo ngay: Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Phân loại vốn lưu động
Vốn lưu động biểu hiện bằng tiền

Dựa vào nguồn hình thành vốn

Cách phân loại này cho thấy nguồn gốc của vốn xuất phát từ chính doanh nghiệp hay các khoản nợ. Từ đó đưa ra các quy định huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn hợp lý hơn. Căn cứ vào nguồn hình thành vốn, người ta phân chia thành:

  • Nguồn vốn chủ sở hữu: Đây là vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. Chính vì vậy, người chủ có quyền định đoạt, tự do sử dụng và chiếm hữu tài sản. Bao gồm các khoản ngân sách, vốn cổ phần, tài sản doanh nghiệp tự bổ sung hoặc các nguồn liên doanh, liên kết khác.
  • Các khoản nợ: Vốn lưu động có thể được hình thành qua nguồn vay từ các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng thông qua doanh nghiệp phát hành trái phiếu hoặc các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán.
Nguồn hình thành vốn lưu động là gì
Vốn lưu động nhận từ nhiều nguồn khác nhau

Phân loại theo thời gian lưu động

Căn cứ vào thời gian huy động, vốn lưu động được phân chia thành hai loại:

  • Vốn lưu động tạm thời: Đây là nguồn tài sản có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) được doanh nghiệp sử dụng để đáp ứng các yêu cầu phát sinh tạm thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn bao gồm khoản vay ngân hàng ngắn hạn hoặc nợ ngắn hạn khác.
  • Vốn lưu động thường xuyên: Nguồn vốn có tính chất ổn định được sử dụng thường xuyên để đáp ứng các vấn đề phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Vai trò của vốn lưu động

Sau khi đã tìm hiểu định nghĩa vốn lưu động là gì? Cũng như cách phân loại vốn luân chuyển. Phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích tầm quan trọng của loại vốn này đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhé!

Đối với hoạt động sản xuất

Để phục vụ cho quá trình sản xuất ngoài tài sản cố định như máy móc, nhà xưởng,… Doanh nghiệp cần bỏ ra lượng vốn đủ lớn để phục vụ cho việc mua sắm hàng hóa và các trang thiết bị. Vì vậy, tài sản lưu động được xem là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp có thể hoạt động và phát triển.

Vai trò của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất là gì
Vốn lưu động dùng để mua vật tư cho quá trình sản xuất

Đối với hoạt động kinh doanh

Vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trong kinh doanh, các tổ chức cần vận động một lượng đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ hàng hóa. Vốn lưu động còn giúp cho doanh nghiệp nắm bắt thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Vai trò của vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh
Vốn được đầu tư trong quá trình kinh doanh

Tác động đến giá thành

Do vốn lưu động được luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm nên nó được xem là yếu tố quan trọng trong việc định giá sản phẩm. Giá bán được tính toán dựa trên phần bù đắp nguồn vốn luân chuyển đã bị mất đi cộng thêm phần lợi nhuận mong muốn.

>>> Xem ngay: Báo cáo tài chính là gì? Cách lập báo cáo tài chính doanh nghiệp

Vốn lưu động ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm
Vốn lưu động ảnh hưởng đến giá sản phẩm

Cách tính và ý nghĩa vốn lưu động

Cách xác định vốn lưu động doanh nghiệp

Vốn lưu động phản ánh tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty đã hiệu quả hay chưa? Cụ thể, vốn lưu động được tính bằng công thức như sau:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Trong đó:

  • Tài sản ngắn hạn: Đây là nguồn tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian luân chuyển và thu hồi vốn trong một năm hoặc một kỳ kinh doanh. Nguồn tài sản này bao gồm tiền mặt và các loại tài sản ngắn hạn khác.
  • Nợ ngắn hạn: Chính là những khoản nợ mà doanh nghiệp cần thanh toán trong vòng một năm. Bao gồm: Nợ phải trả, nợ dồn tích và các khoản vay ngắn hạn phải trả khác.

Ý nghĩa số vốn lưu động của doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần được diễn ra thường xuyên và liên lục. Trong mỗi giai đoạn của chu kỳ sản xuất đều phát sinh nhu cầu sử dụng vốn lưu động. Dựa vào kết quả vốn luân chuyển được tính thông qua công thức ở phần trên, doanh nghiệp có thể đánh giá lại nguồn vốn của doanh nghiệp đang vận động như thế nào? Cụ thể, vốn lưu động được xem xét dựa trên hai trường hợp như sau:

  • Vốn lưu động dương: Ở trường hợp này, lượng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang lớn hơn khoản nợ ngắn hạn chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang ổn định. Trong điều kiện cho phép, công ty có thể chuyển đổi tài sản thành tiền và thanh toán các khoản nợ,
  • Vốn lưu động âm: Trường hợp này xảy ra khi tài sản ngắn hạn thấp hơn nợ phải trả ngắn hạn. Đây là vấn đề vô cùng nguy hiểm vì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Công ty có thể bị phá sản vì cho dù tất cả tài sản có được chuyển hóa thành tiền mặt thì cũng không đủ trả nợ cho doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết nói về vốn lưu động là gì? Ngoài ra, nó cũng đề cập đến ý nghĩa cũng như vai trò và cách tính vốn luân chuyển cho doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin này sẽ mang lại sự hữu ích trên con đường kinh doanh của bạn.

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*