Không có con dấu công ty, hợp đồng còn hiệu lực không?
Trên thị trường kinh doanh, ngoài ký kết hợp đồng dựa trên con dấu. Có nhiều người còn ký kết hợp đồng dựa trên niềm tin.
Trường hợp mà những hợp đồng nào không có con dấu của công ty. Đôi khi không phải là lí do chính làm hợp đồng không có hiệu lực.
Như đã nói ở trên có rất nhiều cuộc giao dịch kinh doanh. Những cuộc giao dịch này được ký kết một cách tự nguyện mà không hề có con dấu. Những giao dịch kinh doanh thông qua thư điện tử vẫn được pháp luật coi là có hiệu lực.
Chúng ta có thể tra cứu về Luật Doanh nghiệp (bản luật doanh nghiệp đã được sửa đổi) vào năm 2014. Điều 44 theo Luật Doanh Nghiệp quy định: “Doanh nghiệp được quyền quyết định về hình thức, số lượng, nội dung con dấu của doanh nghiệp mình theo quy định của pháp luật.”
Chính vì thế, có thể khẳng định việc doanh nghiệp chưa kịp, chưa có. Đôi khi không sử dụng con dấu thì những giao dịch vẫn có giá trị.
Giải thích rõ ràng nội dung hợp đồng
Mỗi khi ký kết hợp đồng chúng ta cần phải kiểm tra và xem xét nội dung cẩn thận. Để khi xảy ra tranh chấp, cãi vã không đáng có. Chúng ta có thể dựa vào những thông tin được cung cấp đã ghi trước đó trong hợp đồng. Để giúp cho 2 bên được giải quyết mâu thuẫn, tiết kiệm thời gian đàm phán.
Kiểm tra ủy quyền khi chia chi nhánh
Khi công ty có nhiều chi nhánh, khi thực hiện giao dịch cho các chi nhánh cần phải được công ty mẹ cho phép. Doanh nghiệp chúng ta cần phải xác lập, kiểm tra cẩn thận về chức năng ủy quyền.
Đối với chức năng ủy quyền cần yêu cầu cung cấp thông tin thường xuyên ở mọi chi nhánh. Cần lưu ý ở giai đoạn giao kết hợp đồng, khi chi nhánh không được ủy quyền của pháp nhân thì hạn chế xác lập hợp đồng.
Nếu trường hợp đã làm hợp đồng thì phải kiểm tra theo dõi để không gặp nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, phải chứng minh được điều kiện pháp nhân cho chi nhánh biết được giao dịch này để chi nhánh biết.
Còn về trường hợp cần phải xác định tư cách đại diện ủy quyền dành cho cả cho cá nhân và tổ chức. Về phần này doanh nghiệp cần phải chứng minh được người có thẩm quyền do doanh nghiệp được đại diện đã chấp nhận giao dịch hay biết mà không phản đối giao dịch.
Đối với Doanh nghiệp được đại diện cũng không được phủ nhận giao dịch. Trường hợp nếu người đó có thẩm quyền của mình biểu hiện cho thấy được những ứng xử chấp nhận giao dịch. Hay có những biểu hiện của việc đã biết giao dịch nhưng không phản đối theo quy định 3 của Bộ luật Hình sự 2015.
Tuy nhiên, trường hợp đối với người được đại diện. Họ vẫn phải thực hiện quyền, nghĩa vụ do người đại diện không có quyền xác lập và thực hiện.
Lưu ý, những quy định trong điều lệ chỉ mang tính nội bộ. Vì thế trường hợp này doanh nghiệp không được sử dụng để đối kháng với đối tác về việc xác định thẩm quyền đại diện của người đại diện dựa theo pháp luật. Để đối tác của doanh nghiệp đồng ý chịu sự ràng buộc chỉ khi có những giới hạn được pháp luật quy định.
Tuân thủ nguyên tắc Bộ luật Dân sự
Khi doanh nghiệp chúng ta thực hiện hợp đồng cần phải thực hiện đúng nguyên tắc thực hiện hợp đồng. Những nguyên tắc này dựa trên quy định tại Điều 3, Khoản 3 Bộ luật Dân Sự 2015.
Trường hợp nếu chúng ta muốn thay đổi địa chỉ sau khi xác lập giao dịch. Theo Điều 277. Bộ luật Dân sự quy định: Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hay trụ sở thì bắt buộc phải báo cho bên có nghĩa vụ. Đồng thời phải chịu chi phí tăng lên nếu thay đổi nơi cư trú, trụ sở. Trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác”.
Như vậy doanh nghiệp, cá nhân mới bắt đầu kinh doanh cần lưu ý vấn đề trên. Để mỗi khi thực hiện giao dịch hợp đồng tốt hơn. Lợi ích từ việc này sẽ giúp chúng ta hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh hơn. Hy vọng tất cả mọi người sẽ thành công, phát triển công việc nhiều hơn.
>> Đọc thêm bài viết: Dịch vụ quảng cáo Google có thật sự tốt đối với doanh nghiệp
Để lại một phản hồi