Tài sản ròng là thuật ngữ tài chính được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực tài chính. Với nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp, chúng có nhiệm vụ phản ánh chiều hướng phát triển của tổ chức theo hướng tích cực hay tiêu cực. Vậy tài sản ròng là gì? Ý nghĩa và cách xác định giá trị của chúng như thế nào. Tất cả sẽ được chúng tôi làm rõ qua bài viết dưới đây.
Tài sản ròng là gì?
Đây là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong báo cáo tài chính hoặc lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Hiểu rõ tài khoản ròng là gì giúp bạn đánh giá doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Tài sản ròng được hiểu đơn giản là giá trị tài sản của một chủ thể (cá nhân, công ty, nhà nước,…). Nó được hình thành từ số tài sản còn lại sau khi đã trừ đi tất cả các khoản nợ. Trong đó, tài khoản ròng bao gồm: Tiền mặt, ô tô, bất động sản, các khoản đầu tư và tài sản có giá trị khác mà bạn đang sở hữu.
Tài sản ròng là yếu tố cơ bản có khả năng phản ánh tình hình tài chính của chủ thể một cách chính xác nhất. Trên thực tế, một doanh nghiệp có nguồn doanh thu lớn chưa hẳn đã tốt nếu tổng nợ vượt quá mức cho phép.
Tham khảo ngay: Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập công ty theo quy định
Giá trị tài sản ròng là gì?
Đây được xem là công cụ đánh giá chính xác nhất mức tài sản mà một cá nhân hay tổ chức đang sở hữu. Ngoài ra, tài sản ròng là tiêu chí được xem xét đầu tiên khi vay vốn ngân hàng. Tùy thuộc vào từng cá nhân, doanh nghiệp hay chính phủ, giá trị tài sản ròng (Net Worth) được quy ước khác nhau.
Đối với cá nhân
Tài khoản này được xác định dựa vào số lượng tài sản còn lại sau khi đã trừ đi tổng các khoản nợ. Tài sản ròng cá nhân bao gồm: khoản tiền đầu tư nhà đất, nhà đất, tiền mặt hay các nguồn tiền hưu trí. Bên cạnh đó, tài sản vô hình gồm chứng chỉ, bằng cấp, không được tính vào nguồn tài khoản ròng.
Đối với doanh nghiệp
Giá trị tài sản ròng phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của công ty. Đây là phần chênh lệch giữa tổng tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp. Số liệu này được báo cáo đầy đủ và công bố công khai đến các cổ đông. Nếu Net Worth dương thể hiện tình hình tài chính của công ty đang khả thi. Ngược lại, khi giá trị này âm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang bị thua lỗ, cần đề ra các chính sách đối phó với tình trạng này.
Đối với chính phủ
Giá trị tài sản quốc gia được xác định bằng tổng Net Worth của cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ. Tài sản ròng giúp phản ánh rõ nét nhất khả năng cân đối tài chính của đất nước. Nếu Net Worth dương, tình hình tài chính của quốc gia đang ổn định. Trong trường hợp giá trị tài sản ròng âm, ngân sách nhà nước sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.
Ý nghĩa của tài sản ròng đối với doanh nghiệp
Tài khoản ròng được xem là thuật ngữ quan trọng đối với chủ thể trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Vậy ý nghĩa của tài sản ròng là gì?
Phản ánh năng lực tài chính
Đây được xem là ý nghĩa quan trọng nhất của Net Worth trong tài chính. Tài sản ròng là thước đo khả năng tài chính của chủ thể cá nhân, doanh nghiệp hay đất nước. Chính vì vậy, xác định Net Worth cụ thể giúp chúng ta xác định tài hình tài chính của mình từ đó đưa ra các chính sách kịp thời.
Đánh giá tình hình kinh doanh
Khi giá trị tài sản ròng âm đồng nghĩa với công ty hoạt động không hiệu quả hoặc quản lý các nguồn nợ chưa tốt dẫn đến khoản lỗ vượt quá số vốn ban đầu của chủ sở hữu và cổ đông. Lúc này doanh nghiệp cần đưa ra chính sách thay đổi hợp lý để vực dậy công ty kịp thời tránh trường hợp phá sản.
Ngược lại, khi tài sản ròng dương, phản ánh doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, các khoản nợ quản lý khá tốt. Lúc này, công ty cần đưa ra các biện pháp nâng cao năng suất, đổi mới và phát triển doanh nghiệp hơn nữa.
>> Xem thêm: Thủ tục thành lập thành lập văn phòng đại diện mới nhất
Tính giá trị tài sản ròng như thế nào?
Sau khi chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm tài sản ròng thực tế là gì? Phần cuối bài viết chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn cách xác định giá trị tài khoản này một cách đơn giản và chính xác nhất.
Dựa trên giá trị thị trường
Lúc này, giá trị tài sản ròng được xác định bằng tổng giá trị tải sản gồm (Cổ phiếu, đất đai, hàng hóa, bất động sản, tài sản cố định,…) trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp. Chúng ta cần lưu ý với cách tính này, Net Worth cần được xác định cho mỗi loại tài sản khác nhau. Lúc này, công thức tính tài sản ròng được thể hiện như sau:
NAV =i=1n(Pi)
Trong đó:
- NAV: Tổng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp xác định theo giá thị trường.
- i: Loại tài đang cần tính.
- n: Tổng số tài sản của doanh nghiệp.
- Pi: Giá thị trường của loại tài sản đang tính.
Tính tài sản ròng dựa trên sổ sách
Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể tính giá trị tài sản ròng dựa vào sổ sách mà doanh nghiệp cung cấp với công thức như sau:
Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản hiện có – Tổng nợ chưa trả
Trong đó:
- Tổng tài sản hiện có: Bao gồm tài sản ngắn hạn, dài hạn, quỹ đầu tư, các khoản thu, bất động sản đầu tư.
- Tổng nợ chưa trả: Gồm các khoản hải trả nhà cung cấp, vay và thuê tài chính, nguồn thuế phải nộp cho nhà nước.
Tài sản ròng không chỉ quan trọng với những nhà đầu tư mà còn rất cần thiết đối với người tham gia hoạt động kinh doanh, buôn bán. Chính vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm tài sản ròng là gì? Cũng như ý nghĩa và tầm quan trọng của chúng trong sự tồn tại và phát triển của cả một tổ chức.
Để lại một phản hồi