Khái niệm
Thẻ meta description là một thẻ trong HTML hay bạn có thể hiểu đó như là lời quảng cáo hay mời gọi truy cập vào trang: hàm chứa thông điệp thúc giục hành động để khách truy cập nhấn chọn.
Khi người dùng truy cập đọc trong nội dung meta description mà có thể hiểu ngay nội dung mà trang đề cập tới, thì có nghĩa là bạn đã cung cấp thông tin mô tả tốt.
Mục đích của meta description
Mục địch chính của Meta description là giúp cho công cụ tìm kiếm và cho người dùng có thể nắm cũng như hiểu được nội dung tổng quát của bài viết mình sắp xem và tăng tỉ lệ nhấp vào liên kết cao hơn.
Meta Description quan trọng như thế nào
Sẽ có 3 lợi ích nếu bạn viết được Meta description tốt:
- Thu hút được nhiều lượng traffic trả về website, tăng tỉ lệ click chuột (CTR) trên cả Google cùng với các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hay Twitter, . .
- Trải nghiệm của khách được cải thiện và nâng cao, giúp họ nắm được nội dung tổng quát của bài viết.
- Giúp những công cụ tìm kiếm như Google hiểu được khái quát về nội dung website và dễ dàng xếp hạng hơn.
Cấu trúc tối ưu
<META name= “description” content= “Mô tả trang web”/>
Hướng dẫn viết description để tăng tỉ lệ click – Tối ưu thẻ mô tả
- Khoảng viết Meta description
Bạn nên viết trong khoảng từ 100 đến 160 ký tự, tuy nhiên bạn cũng không nên quá chăm chú vào khoảng ký tự bạn phải viết, bạn cứ tự do viết sau đó điều chỉnh lại cho phù hợp, bạn có thể truy cập vào trang web https://totheweb.com/ để kiểm tra số ký tự meta description phù hợp để bạn viết dễ dàng hơn.
- Nội dung cần phải hấp dẫn
Bạn nên viết sao cho nội dung sao cho hấp dẫn những người đọc giả, có vài cách để thu hút như Meta Description chứa những con số, ví dụ là bạn đang làm kinh doanh một sản phẩm hay dịch vụ nhất định thì những con số bạn có thể dùng để thu hút như mua 1 tặng 1, giảm giá bao nhiêu phần trăm.
- Phù hợp với nội dung trang
Google sẽ phát hiện những phần mô tả lừa người truy cập nhấp vào. Google thậm chí có thể phạt các trang web tạo ra các phần mô tả meta kiểu không liên quan tới phần nội dung. Bên cạnh đó, nó có thể làm cho tăng tỷ lệ thoát và chỉ tác động tiêu cực tới website của bạn.
Do vậy bạn nên viết sao cho khớp với nội dung trên trang, phải viết chân thực không thổi phồng sự thật để trành việc đưa người dùng đến được trang nhưng người đọc lại cảm thấy thất vọng về những gì bạn quảng cáo ở thẻ mô tả, như vậy việc time onsite sẽ thấp lại tác động tiêu cực tới xếp hạng.
- Tránh trùng lặp thẻ meta description trong khi viết
Giống như các thẻ tiêu đề , điều quan trọng là mô tả meta trên mỗi trang là duy nhất
Một cách để các phần mô tả meta không dẫn tới sự trùng lặp là thực hiện lập trình của riêng bận để tạo các mô tả meta duy nhất cho các trang tự động.
- Mô tả meta nên có Call – To – Action hấp dẫn tích cực
Nếu bạn xem xét mô tả meta như lời mời gọi hay quảng cáo đến trang, bạn không nên chỉ làm qua loa hay chỉ làm cho nó có, mà nên tận dụng để viết một mô tả như lời mời gọi hay quảng cáo hấp dẫn người đọc. Một số lời mời gọi tích cực và những từ phù hợp không quá đà như:
- Tìm hiểu thêm
- Khám phá ngay
- Hãy thử
- Miễn phí
- Nên chứa từ khóa mục tiêu
Nếu bạn có thể chèn từ khóa vào Meta Description thì càng tốt, nhưng điều đó phải tự nhiên và mạch lạc nhất, đừng quá nhồi nhét từ khóa quá và phần này vì nó sẽ không hiệu quả.
Google sẽ có xu hướng sử dụng Meta Description có chứa từ khóa với nội dung phù hợp đúng với phù khóa và làm nổi bật phần này lên trong kết quả tìm kiếm. Điều này giúp Website trở nên uy tín hơn và giúp thu hút về lượng truy cập nhiều hơn.
Để lại một phản hồi