Meta description là gì? Hướng dẫn viết Description tăng tỉ lệ click

Chúng ta đã chắc hẳn đã nghe qua về khái niệm Meta description trong SEO. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người còn nhầm lẫn giữa Meta description và Sapo, thậm chí còn nghĩ rằng hai từ trên có cùng một mục đích sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về Meta description, đồng thời hướng dẫn bạn cách viết Meta description chất lượng, đạt tiêu chuẩn SEO.

Cách viết Meta description chuẩn

Meta description là gì?

Meta description là một đoạn văn ngắn nằm dưới thẻ Title, dùng để mô tả một cách tổng quan về nội dung của chủ đề được đề cập trong bài viết, có chứa từ khóa SEO, cung cấp thông tin, định hướng người đọc.

Tầm quan trọng của Meta description.

Một Meta description chất lượng sẽ đem đến những lợi ích sau đây:

– Làm tăng trải nghiệm người dùng: người đọc sẽ vô cùng thích thú trước những bài viết có Meta description mô tả những thông tin họ cần, đánh trúng vào tâm lý, thấu hiểu được cảm xúc của họ.

– Thu hút được nhiều lượt click chuột vào đọc nội dung, cũng như tăng tỉ lệ liên kết đến các website khác.

– Giúp các công cụ xếp hạng dễ dàng phân tích dữ liệu và đánh giá mức độ chất lượng cho bài viết của bạn.

Thu hút nhiều lượt truy cập

Thế nào là một Meta Description chuẩn SEO?

Sau đây là một số tips bạn có thể áp dụng viết một Meta description chuẩn SEO.

– Đảm bảo số lượng ký tự: Thường thì số lượng ký tự tối đa cho một Meta description là 155 kí tự, tương đương với 920 pixel. Nếu nội dung của Meta description quá dài hoặc thiếu, bạn nên chỉnh sửa nội dung lại sao cho vừa hấp dẫn người đọc vừa đáp ứng yêu cầu quy định.

– Nội dung lôi cuốn: Nội dung chính là chất liệu chính để tạo nên sức sống cho một Meta description. Hãy lựa chọn những câu từ thích hợp, ngắn gọn, tác động tích cực đến người đọc, để họ sẵn sàng click chuột ngay khi nhìn thấy nội dung của bạn.

– Bổ sung call-to-action: Dùng những lời kêu gọi để thúc đẩy người đọc đi đến quyết định sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Sau khi đã cung cấp những kiến thức mà người đọc cần, bạn sẽ đưa ra giải pháp cho họ bằng cách gợi ý họ sử dụng thử sản phẩm hoặc liên hệ sự hỗ trợ từ doanh nghiệp mà bạn đang đề cập.

Meta description kêu gọi hành động từ người đọc

– Meta description chứa từ khóa: Sử dụng từ khóa một cách khéo léo, để nội dung không bị ‘‘bão hòa’’ từ khóa, dẫn đến hậu quả làm mất tính tự nhiên của Meta description. Ngoài ra, từ khóa trong Meta description còn có tác dụng tăng khả năng thu hút nhiều lượt truy cập.

– Cung cấp số liệu cho Meta description: Đây là một trong những cách hiệu quả làm tăng mức độ quan tâm của khách hàng dành cho sản phẩm/ dịch vụ. Một cửa hàng quần áo, mỹ phẩm,… cung cấp thông tin về % giảm giá, ưu đãi, quà tặng,… chắc chắn sẽ thu hút nhiều lượt click.

Số liệu cụ thể trong Meta description thu hút người đọc

– Nội dung có ích cho người đọc: Nội dung của Meta description sẽ hoàn toàn phản tác dụng, nếu nó không cung cấp thông tin mà khách hàng cần. Vì thế, bạn phải đặt mình vào vị trí của khách hàng, thấu hiểu insight để viết ra những nội dung phù hợp.

– Nội dung độc đáo: Khi trở nên thuần thục về mặt kỹ thuật, đối tượng chính mà những người viết nội dung muốn hướng đến giờ đây sẽ là khách hàng. Khách hàng sẽ là mục tiêu mới mà họ chinh phục. Vì thế, nội dung Meta description sáng tạo, độc đáo, có phong cách riêng sẽ thu hút được đối tượng khách hàng tiềm năng, tăng tỉ lệ tương tác, tăng mức độ kết nối giữa website của bạn với các website khác, từ đó Google sẽ dễ dàng đánh giá và xếp hạng.

Mỗi trang có nội dung độc đáo riêng

Trên đây là một số chia sẻ về cách viết và tối ưu một Meta description. Hi vọng bạn sẽ áp dụng kĩ năng này thành công, để viết được một Meta description chuẩn SEO, thu hút được sự quan tâm của người đọc và được Google đánh giá cao.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*