Giàn giáo ringlock là gì? Cấu tạo của hệ giàn giáo ringlock?

gian-giao-ringlock-su-cai-tien-moi-so-voi-cac-gian-giao-khac

Hệ giàn giáo ringlock được sử dụng phổ biến nhiều ở các nước Châu Âu, Việt Nam chưa thực sự phổ biến nhưng vài năm trở lại đây hệ giàn giáo ringlock lại được rất nhiều chủ thầu xây dựng săn đón. Vì sao lại có sự thay đổi đó, thì cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây về hệ giàn giáo ringlock là gì? Cấu tạo như thế nào mà lại được nhiều người lựa chọn.

1. Giàn giáo ringlock là gì?

Hệ giàn giáo ringlock hay còn gọi là giàn giáo đĩa, hoa thị nhưng thực chất nó cũng khá giống với giàn giáo nêm. Sự khác biệt của hệ giàn giáo ringlock là có những mấu chốt đặc biệt nằm ở các liên kết của cây chống và thanh giằng. Hơn thế, hệ giàn giáo ringlock còn được thiết kế các mắt xích liên kết chặt chẽ với nhau tạo sự kết nối vững chắc, chịu được tác động lực lớn. Hệ giàn giáo ringlock thường sử dụng nhiều ở các nước châu Âu: Anh, Pháp, Đức.

gian-giao-ringlock-su-cai-tien-moi-so-voi-cac-gian-giao-khac

Giàn giáo ringlock sự cải tiến mới so với các giàn giáo khác

Trước đây ở Việt nam hệ giàn giáo ringlock vẫn chưa thực sự được phổ biến bằng giàn giáo khung và giàn giáo nêm, nhưng vài năm trở lại đây hệ giàn giáo ringlock đã được nhiều chủ thầu, chủ đầu tư lựa chọn bởi giải pháp toàn diện mà nó mang lại, đáp ứng được mọi tiêu chuẩn khắt khe cũng như đảm bỏ được an toàn trong quá trình xây dựng.

Với những ưu điểm vượt trội đó thì trong tương lai hệ giàn giáo ringlock sẽ trở thành loại giàn giáo được hầu hết các chủ thầu sử dụng từ công trình có quy mô nhỏ đến các công trình có quy mô lớn. Khi sử dụng giàn giáo ringlock, các nhà thầu xây dựng sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề tai nạn trong quá trình xây dựng mà còn giúp nhiều công trình đẩy nhanh tiến độ.

2.Cấu tạo của hệ giàn giáo ringlock

Hệ giàn giáo ringlock có cấu tạo cơ bản cũng như những giàn giáo khác có 7 phần chính. Những phần đó là gì thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn ở dưới đây nhé!

THANH CHỐNG ĐỨNG

Thanh chống đứng có tác dụng giúp giàn giáo đứng vững chắc hơn trong quá trình sử dụng, có nhiều kích thước khác nhau : 2,5m, 2,0m, 1,5m, 1,0m

Cây chống đứng có loại 3 cụm và loại 5 cụm tại các giằng và được liên kết với nhau và dùng để nối các bộ phận khác lại với nhau. Đây là bộ phận chính của hệ giàn giáo chính vì vậy những thanh chống đứng phải được làm từ thép có độ dày từ 2-2,3mm.

THANH GIẰNG NGANG

Thanh giằng ngang sẽ được kết nối bộ phận đầu thanh giằng ngang với đầu của thanh giằng ngang lại rối kết nối với hệ đĩa. Thanh giằng ngang của hệ giàn giáo được làm từ ống thép nhưng không chịu lực nhiều bằng thanh chống đứng chính vì thế thanh giằng ngang chỉ có độ dày là 2mm.

Thanh giằng ngang có nhiều kích thước: 1.45m, 1.15m, 0.95m, 0.45m

thanh-giang-ngang

Thanh giằng ngang giúp giữ được chắc chắn cho giàn giáo

ĐẦU THANH GIẰNG

Đầu thanh giằng được chia làm 2 loại là đầu thanh giằng ngang và đầu thanh giằng chéo, được dùng để liên kết với đĩa bằng chốt nêm.

Đầu thanh giằng là bộ phận quan trọng của hệ giàn giáo, chính vì thế cần được thiết kế kiên cố, chắc chắn, thường sẽ được sản xuất bằng thép hoặc gang thép.

CHỐNG ĐÀ GIỮA

Chống đà giữa hay còn gọi chống consol được kết cấu chặt chẽ, chịu được tác động lực lớn dùng để liên kết thanh chống đứng và chống ngang tạo thành hình tam giác. Chống đà giữa ringlock có kích thước 1,2m.

Xem thêm: https://giangiaoanphat.com/san-pham/gian-giao-ma-kem/

ĐĨA RINGLOCK

Đĩa ringlock là bộ phận liên kết thanh chống đứng và giằng ngang nên độ dày lên từ 8-10mm. Nguyên liệu để sản xuất đĩa ringlock được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, chất liệu ngoại nhập và được kiểm tra chất lượng kỹ càng chặt chẽ. Vì vậy, khách hàng không cần lo lắng về chất lượng mà có thể an tâm sử dụng.

CHỐT NÊM RINGLOCK

Chốt nêm của giàn giáo ringlock được làm chốt cố định thanh giằng ngang vào đĩa ringlock, có độ dày từ 8-10mm nên siêu bền và chắc chắn.

Có thể hiểu giàn giáo ringlock là sự phát triển tối ưu vượt trội từ hệ giàn giáo nêm nhằm đem lại được hiệu quả cao trong công tác xây dựng. Các bộ phận của hệ giàn giáo sẽ liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên một khối thống nhất, giúp quá trình đứng không bị trơn trượt, an toàn trong quá trình lao động.

 he-gian-giao-ringlock-3

Chốt nêm được thiết kế dày dặn, bền, chắc chắn

Với hệ giàn giáo ringlock và giàn giáo nêm thì cũng không có quá khác biệt nhiều chỉ khác ở điểm giàn giáo nên được liên kết thanh chống đứng và giằng ngang bằng hệ nêm và túi nêm còn giàn giáo ringlock thì liên kết bằng các đĩa ringlock.

Vì vậy tùy vào nhu cầu sử dụng và giá thành của 2 sản phẩm mà chủ thầu sẽ lựa chọn loại giàn giáo nào bởi cả 2 hệ giàn giáo để có khả năng chịu lực như nhau.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*