Độc đáo quốc gia tổ chức 2 lần Trung Thu trong năm

Long-den-ca-chep-trung-thu-o-Nhat

Trung Thu là một lễ hội truyền thống không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam. Tại các nước Châu Á, Tết Trung Thu được tổ chức hằng năm với ý nghĩa sum họp gia đình và cầu chúc hạnh phúc, bình an. Tuy vậy, có một đất nước vô cùng độc đáo bởi họ là quốc gia tổ chức 2 lần trung thu trong năm. Cùng tìm hiểu xem là nơi nào nhé!

Quốc gia đặc biệt tổ chức Trung Thu 2 lần

Là một xứ sở luôn luôn độc đáo, khác biệt trong mọi việc, Nhật Bản là quốc gia có 2 ngày Tết Trung Thu duy nhất hiện tại. Dù Nhật Bản đã không còn sử dụng lịch âm theo Phương Đông, nhưng Nhật Bản vẫn giữ gìn những lễ hội truyền thống và là quốc gia có 2 trung thu trong năm, lễ hội này được gọi là Otsukimi. Ngày Tết Trung Thu thứ nhất được gọi là Zyuyoga, ngày này gắn liền với phong tục ngắm trăng và thường được diễn ra vào ngày 15 tháng 8, cùng ngày với Tết Trung Thu tại Việt Nam. Lần Trung Thu thứ hai gọi là Zyusanya, được tổ chức vào ngày 13 tháng 9. .

Tại sao Nhật Bản lại tổ chức Trung Thu 2 lần?

Cũng tương tự như Việt Nam, Otsukimi – Tết Trung thu Nhật Bản được du nhập từ Trung Quốc vào thời kỳ Nara (710 – 794). Tuy nhiên lúc này lễ hội Trung Thu chưa thực sự phổ biến, đến thời Heian (794 – 1185) lễ hội này mới được biết đến nhưng hầu hết chỉ có tầng lớp quý tộc mới tổ chức vui chơi trong ngày Otsukimi. Cho đến thời Edo (1603 – 1868) tết Trung thu mới thật sự lan tỏa trên toàn quốc và được xem là một ngày “Lễ ngắm trăng”. Trong quan niệm người Nhật, đêm Trung Thu đầu tiên được gọi là “đêm 15”, và một khi đã ngắm trăng đầu thì một tháng sau bắt buộc phải ngắm trăng “đêm 13” hay còn gọi là “trăng sau” để tham dự lễ ngắm trăng trọn vẹn nhất. Theo tục lệ, nếu ai đã dự hội trăng đầu thì phải dự hội răng sau nếu không sẽ gặp phải xui xẻo, tai ương. Đó là lý do Nhật Bản là quốc gia tổ chức 2 lần trung thu nhằm cầu mong phước lành trọn vẹn.

Hoạt động đón Tết Trung Thu tại Nhật Bản

Bánh Trung Thu – Bánh gạo Tsukimi Dango của Nhật

Trong Otsukimi – Tết Trung Thu Nhật Bản, mọi người quây quần và cùng thưởng thức ánh trăng tròn mùa thu và cũng có các hoạt động ăn bánh, rước đèn. Bánh trung thu tại Nhật Bản là bánh gạo Tsukimi Dango – một món bánh dẻo mềm và tròn đầy tựa như trăng rằm. Bên cạnh bánh gạo Tsukimi Dango, khay thức ăn thưởng trăng của người Nhật Bản còn có những món như khoai lang, hạt dẻ và nhiều loại đồ ăn khác để cùng nhâm nhi với một chút rượu Sake hay trà xanh thơm mát. Bánh trung thu của Nhật Bản có kích thước nhỏ hơn hẳn bánh trung thu Việt Nam và đặc biệt là không có trứng muối bên trong. Đêm Trung Thu 15 tháng 8, người Nhật xếp khoảng 15 viên bánh gạo lên dĩa, hoặc tùy theo năm mà có thể xếp 12 hoặc 13 hay giản lược bớt. Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Nhật Bản đã làm phong phú và có cho mình ngày lễ Trung Thu mang đậm nét dân tộc.

Xem thêm: https://sukientuanviet.com/cho-thue-san-khau-su-kien/

Banh-gao-Tsukimi-Dango-banh-Trung-Thu-Nhat-Ban

Bánh gạo Tsukimi-Dango bánh Trung Thu Nhật Bản

Lồng đèn cá chép biểu trưng cho sự mạnh mẽ, can đảm và thành công

Trẻ em Nhật Bản trong ngày này sẽ được chơi lồng đèn cá chép. Hình ảnh cá chép biểu trưng cho sự mạnh mẽ và lòng can đảm. Bởi cá chép có thể lội ngược dòng trên những thác ghềnh nước lớn và vượt lên thượng nguồn. Do đó phụ huynh Nhật Bản thường cho con chơi lồng đèn cá chép nhằm cầu mong trẻ em sẽ lớn lên mạnh mẽ, can đảm và thành công.

Long-den-ca-chep-trung-thu-o-Nhat

Lồng đèn cá chép Trung Thu ở Nhật

Người Nhật ngắm trăng vào dịp Trung Thu

Là hoạt động truyền thống mang ý nghĩa chính là dịp lễ này, do đó người Nhật rất quan trọng không gian ngắm trăng và phải ngắm trăng đủ vào 2 ngày. Bất kể là nơi nào có thể nhìn thấy mặt trăng đẹp nhất, trong phòng, vườn nhà, đền thờ hội làng hay bất cứ nơi nào, ngắm trăng trọn vẹn chính là cầu chúc cho bản thân có cuộc sống như ý. Chính vì vậy, người Nhật thường sắp xếp không gian và chọn địa điểm ngắm trăng từ sớm để tránh bỏ lỡ hoạt động quan trọng này.

Cỏ lau – vật trang trí không thể thiếu trong buổi ngắm trăng

Theo như truyền thống, khi thưởng thức Tsukimi Dango và ngắm trăng cần trưng bày đồ trang trí làm từ cỏ hoang Nhật Bản. Vật trang trí phổ biến nhất trong lễ hội này chính là cỏ lau – một trong bảy loại cỏ nổi tiếng của mùa thu Nhật Bản. Theo quan niệm từ xưa tại Nhật, cỏ lau đã được xem như hiện thân của thần Mặt Trăng, đem đến sự sung túc cho gia đình và giúp mùa màng bội thu. Hình dáng chĩa nhọn của sợi cỏ lau cũng được người Nhật tin rằng có khả năng xua đuổi ma quỷ. Ngoài ra, người Nhật có thể thay cỏ lau bằng các loại cỏ mùa thu còn lại như: hồ chi, sắn dây rừng, hoa nữ lang, trạch lan, cát cánh và cẩm chướng, hoặc các loại hoa khác. Tưởng tượng đêm trăng sáng ngồi ở hiên nhà, bên cạnh là dĩa bánh gạo căng tròn cùng một chút hơi rượu Sake. Hoa cỏ lau lung lay theo gió nhẹ, hòa cùng tiếng hát từ xa,… có thế thôi cũng đủ khiến lòng người rung động, yên bình.

Khung-canh-ngam-trang-day-tho-mong-Nhat-Ban

Khung cảnh ngắm trăng đầy thơ mộng Nhật Bản

Câu chuyện về Tết Trung Thu tại Nhật Bản

Sự tích và ý nghĩa của Tết Trung Thu tại Nhật Bản

Nếu ở Việt Nam phổ biến với sự tích Chú Cuội cung trăng hay chị Hằng Nga, Thỏ Ngọc. Thì tại Nhật Bản có một sự tích về chú thỏ sinh sống và chăm chỉ giã gạo làm bánh Dango Tsukimi hằng năm. Do đó chú thỏ là một hình tượng thường xuất hiện và liên tưởng đến Tết Trung Thu tại Nhật.

Sự tích kể rằng, một ngày nọ Thượng đế hóa thân thành một ông lão ăn xin để thử thách lòng tốt của 3 con vật là khỉ, cáo và thỏ. Các con vật đều sử dụng những khả năng của mình để lấy thức ăn, khỉ thì nhanh nhảu trèo lên cây để hái thật nhiều trái ngon, còn cáo thì đi trộm đồ cúng từ các ngôi mộ để biếu tặng ông lão. Duy chỉ có mỗi thỏ là không có gì cả. Vì vậy để có thức ăn biếu ông lão, thỏ đã không ngại lao mình vào đống lửa và hiến tặng chính bản thân mình. Cảm động trước tấm lòng của thỏ, Thượng đế đã hồi sinh cho thỏ và đưa lên cung trăng để tôn vinh trước tất cả mọi người.

Ý nghĩa câu chuyện Tết Trung Thu tại Nhật Bản

Qua câu chuyện về tấm lòng nhân ái của chú thỏ giã bánh gạo, người dân Nhật Bản đề cao lòng tốt, sự chính trực trong mỗi con người. Ngày nay khi xã hội hiện đại hóa, những người con xa xứ đi làm tại các thành phố lớn, nơi mà con người dần lạnh lùng, vô cảm trước mọi thứ xung quanh. Thì những dịp lễ truyền thống như Tết Trung Thu – Otsukimi đóng vai trò rất quan trọng để kết nối và nhắc nhớ mọi người về sự quan tâm, sum họp và tấm lòng nhân ái với những người xung quanh.

Xem thêm: https://sukientuanviet.com/thiet-bi-su-kien/

Hinh-anh-tho-gia-banh-gao-trung-thu-su-tich-Nhat-Ban

Hình ảnh thỏ giã bánh gạo Trung Thu sự tích Nhật Bản

nguồn: https://wabisabi-nihon.com/archives/22964

Là một quốc gia tổ chức 2 lần trung thu, Nhật Bản được xem là một trong những địa điểm du lịch thu hút bởi những lễ hội thú vị. Để có lễ hội Trung Thu quy mô lớn quảng bá nét văn hóa cho khách du lịch, nhiều công ty dịch vụ tổ chức trung thu, dịch vụ tổ chức sự kiện, thuê sân khấu sự kiện luôn sẵn sàng để giải quyết nhu cầu này. Mang đến cho những người bạn ngoại quốc một cái nhìn thú vị về nét văn hóa tại Nhật Bản – quốc gia có 2 ngày Trung Thu.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*