Chống thấm ngược tường trong nhà là vấn đề rất được các nhà thi công chú trọng vì có thể làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công trình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chống thấm thông qua bài viết dưới đây nhé!
Vật liệu Sika chống thấm ngược tường trong nhà
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu chống thấm và các máy móc, dụng cụ cần thiết
- Vật liệu Sika Latex
- Máy móc và dụng cụ hỗ trợ cần thiết như: khoan, đục, máy phun, bay trát vữa, chổi,…
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt sẽ tiến hành thi công
- Đục bê tông để loại bỏ lớp vỏ cũ bên ngoài.
- Xử lý các khe nứt một cách sạch sẽ cho đến phần lõi bê tông.
- Dọn dẹp vệ sinh thật sạch sẽ, thu dọn hết các chướng ngại vật có thể cản trở hoạt động chống thấm.
Bước 3: Bắt đầu tiến hành chống thấm ngược tường trong nhà
- Cố định và bảo vệ cổ ống thoát xuyên sàn bằng cách sử dụng vữa đổ bù không co ngót.
- Trát lớp lót chống thấm lên bề mặt và đợi cho đến khi khô trong khoảng từ 2 đến 3 giờ.
- Quét khoảng từ 2 đến 3 lớp hóa chất Sika lên trên, mỗi lớp cách nhau từ 3 đế 4 tiếng tùy vào tốc độ khô của các vật liệu.
Bước 4: kiểm tra và hoàn thiện chống thấm ngược trường trong nhà
Ngân thử nước xem có bị thấm nước, rò rỉ không. Sau đó gia cố, lát hoàn thiện và bàn giao công trình cho khách hàng.
Chống thấm ngược tường trong nhà INTOC
INTOC là sản phẩm thường được trộn với xi măng tươi tại công trình nên tương thích và bền bỉ theo kết cấu của bê tông. INTOC là lớp hồ dầu chống thấm nước INTOC-04N với tính năng kháng nước đặc biệt.
Tại vị trí nước bị rò rỉ được trám bít bằng INTOC-DN cùng xi măng tươi để giảm lực nước thấm vào khi thi công hồ dầu chống thấm theo quy trình. Kết quả đã cho thấy, hồ dầu chống thấm INTOC đạt độ chống thấm ở mực nước sâu lên đến 100m, 120m.
Xem thêm: Cách chống thấm tường trong nhà một cách hiệu quả và tiết kiệm
Chống thấm ngược tường trong nhà INTOC- 04
Màng khò Bitum
- Đầu tiên quét 1 lớp mang lót chống thấm dạng lỏng lên bề mặt tường, sàn nhà và các chỗ cần chống thấm.
- Đợi cho đến khi màng lót khô rồi bắt đầu dùng đèn khò khí ga để đốt nóng chảy màng Bitum. Sau đó dùng con lăn miết chặt màng dán vào với bề mặt bê tông. Đối với các vị trí đặc biệt như cổ ống thoát xuyên sàn, chân tường, góc tường, mép chồng các lớp màng với nhau.
- Cuối cùng tiến hành ngâm nước thử trong vòng 1 ngày rồi sau đó kiểm tra và nghiệm thu và thi công các lớp bảo vệ, lát hoàn thiện công trình.
Màng khò Bitum dùng trong chống thấm
Sơn chống thấm ngược thương hiệu KOVA – DULUX
- Bước 1: Vệ sinh bề mặt chống thấm sạch sẽ, khô ráo và bằng phẳng. Thời gian tốt nhất để chống thấm là sau 1 tuần khi xây xong công trình.
- Bước 2: Nếu bạn sử dụng bột trét tường hay bả matit, bạn chỉ nên quét 1 lớp thật mỏng trên bề mặt mà không cần phải sử dụng đến bả matit.
- Bước 3: lăn chổi nhiều lần các lớp thật mỏng, điều này giúp bề mặt sơn bóng, đều và tiết kiệm chi phí hơn cho việc sơn phủ. Bạn nên quét từ trên xuống dưới và chỉ nên sơn lớp thứ 2 khi lớp thứ nhất đã khô một cách hoàn toàn.
Xem thêm: https://www.chongthamintoc.com.vn/post/cach-chong-tham-nha-ve-sinh-hieu-qua
Sơn chống thấm ngược tường trong nhà KOVA – DULUX
Phụ gia chống thấm ngược
- Bước 1: Sử dụng máy khuấy tay trộn đều thành phần A và B trong vòng 5 phút theo tỉ lệ: 1 kg chống thấm và 2,6kg bột trộn sẵn vừa đủ để tạo thành hỗn hợp dẻo và sệt.
- Bước 2: Tạo nhám thật kỹ rồi vệ sinh bề mặt thi công thật sạch sẽ.
- Bước 3: Để có thể tiến hành chống thấm, bề mặt thi công cần phải đạt độ ẩm nhất định bằng cách phun nước lên bê tông.
Dùng bay để trét hỗn hợp lên bề mặt xi măng và ống xuyên sàn, sau đó miết thật chặt đắp quanh ống xuyên sàn. Phủ 2 lớp vữa chống thấm lên bề mặt bê tông dày khoảng 2mm, cho cho đến khi lớp thứ nhất khô đi và lớp vữa chống thấm vừa ráo mặt thì mới bắt đầu thi công lớp thứ 2. Nhẹ nhàng phủ lớp vữa xi măng công với cát dày khoảng 10mm lên.
- Bước 4: Thi công một cách giật lùi để tránh giẫm đạp lên bề mặt còn ướt.
- Bước 5: Sau khoảng 12 giờ thì tiến hành bơm nước để bảo dưỡng.
Chống thấm bằng polyurethane (PU)
Chống thấm bằng polyurethane (PU) là một phương pháp phổ biến và hiệu quả để ngăn nước thấm vào các bề mặt xây dựng, đặc biệt là tường và sàn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách chống thấm bằng polyurethane:
1. Chuẩn bị Bề Mặt:
- Đầu tiên, bề mặt cần được làm sạch một cách kỹ lưỡng để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, và các tạp chất khác. Việc làm sạch bề mặt đảm bảo rằng chất polyurethane sẽ liên kết tốt với bề mặt.
2. Sửa Chữa Vết Nứt:
- Nếu có vết nứt trên bề mặt, chúng cần được sửa chữa trước khi áp dụng polyurethane. Sử dụng chất sửa chữa chuyên dụng để điền vào các vết nứt và làm cho bề mặt đồng đều.
3. Lựa Chọn Loại Polyurethane:
- Polyurethane có hai loại chính: polyurethane 1 thành phần và polyurethane 2 thành phần. Polyurethane 1 thành phần thường được sử dụng cho các dự án nhỏ và đơn giản, trong khi polyurethane 2 thành phần thường được sử dụng cho các công trình lớn hơn và yêu cầu độ bền cao.
4. Áp Dụng Polyurethane:
- Áp dụng polyurethane theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thông thường, bạn sẽ sử dụng cọ hoặc máy ép để đánh lớp polyurethane lên bề mặt. Đảm bảo rằng bạn đã áp dụng đều và mỏng để tránh tạo ra vết nề hoặc bọt khí.
5. Lớp Phủ Bổ Sung (nếu cần):
- Một số dự án có thể yêu cầu áp dụng một lớp phủ bổ sung của polyurethane sau khi lớp đầu đã khô để đảm bảo tính chống thấm cao hơn.
6. Đợi Khô và Bảo Trì:
- Đợi cho lớp polyurethane khô hoàn toàn theo hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi tiếp tục sử dụng bề mặt. Sau khi hoàn thành, hãy thực hiện bảo trì định kỳ để đảm bảo tính hiệu quả và độ bền của lớp chất chống thấm.
Lưu ý rằng việc chống thấm bằng polyurethane đòi hỏi sự chú tâm đến chi tiết và kiến thức về quy trình. Nếu bạn không tự tin về việc thực hiện, hãy thuê một chuyên gia hoặc công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực chống thấm để đảm bảo hiệu suất tốt nhất.
Trên đây là một số cách để chống thấm ngược tường trong nhà mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Bạn có thể tham khảo qua để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với công trình của bạn nhé.
Xem thêm: chongthamintoc.com.vn
Xem thêm:
Để lại một phản hồi