Ngày nay, có nhiều cách để để anti-DDoS được các doanh nghiệp sử dụng để đảm bảo tính hiệu quả hoạt động của hệ thống máy chủ. Trong đó, Firewall chống DDoS là lựa chọn được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Vậy, có những điểm đặc biệt nào để tường lửa này luôn được nhiều sự quan tâm như thế? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Bạn có thể quan tâm:
Anti-DDoS là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách Firewall chống DDoS, chúng ta hãy cùng xem qua thuật ngữ này là gì nhé!
Anti-DDoS là viết tắt của Anti Distributed Denial of Server – thuật ngữ này dùng để chỉ hành động ngăn chặn các cuộc tấn công dịch vụ phân tán, giúp tránh suy giảm tài nguyên khi có một lượng lớn lượt truy cập đột ngột trên hệ thống máy chủ.
Các cuộc tấn công này nếu không được ngăn chặn kịp thời thì có thể gây ra tắc nghẽn băng thông, truy cập bị gián đoạn, thậm chí tê liệt máy chủ trong một thời gian nhất định. Do đó, người dùng không thể kết nối đến máy chủ trong khoảng thời gian này. Đối với doanh nghiệp, việc gián đoạn này có thể gây tổn thất nặng nề về tài chính.
>>> Xem thêm: Firewall là gì?
Hậu quả của các cuộc tấn công DDoS như thế nào?
Nếu hệ thống máy chủ bị tấn công bởi DDoS thì website sẽ sập và khách hàng không thể truy cập để mua hàng. Do đó, doanh nghiệp sẽ chịu thiệt hại về mặt doanh thu và chi phí để phục hồi sự cố cho đơn vị sửa chữa.
Khi bị tấn công, website sẽ ngừng hoạt động, gây trì trệ tất cả công việc liên quan và yêu cầu sử dụng mạng. Điều này làm gián đoạn tạm thời và giảm hiệu suất công việc của toàn bộ phòng ban, hệ thống.
Trường hợp khách hàng truy cập vào hệ thống khi website gặp sự cố có thể để lại ấn tượng không tốt, cụ thể là mất uy tín thương hiệu. Nếu website bị ảnh hưởng trong thời gian dài thì nguy cơ để khách hàng “quay lưng”, lựa chọn một sản phẩm khác là rất cao.
Hầu hết, các cuộc tấn công DDoS với kỹ thuật cao đều nhằm mục đích đánh cấp thông tin quan trọng hoặc dữ liệu khách hàng của doanh nghiệp.
Cách chống DDoS hiệu quả hiện nay
Hiện nay, có nhiều cách để doanh nghiệp có thể chống tấn công dịch vụ phân tán hiệu quả như: Firewall chống DDoS, chặn iframe, bằng phần cứng,…
Cách chống DDoS thông thường
Layer 7 (Application Layer – tầng ứng dụng) là nơi xác định giao diện giữa người dùng và môi trường OSI. Đây thường là mục tiêu của các cuộc tấn công DDoS, vì nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) chỉ hỗ trợ người dùng ở Layer 3 và Layer 4.
Dưới đây là những cách cơ bản giúp doanh nghiệp có thể chống DDoS:
- Chặn iframe (khung nội tuyến) để chống DDoS:
Hacker sẽ chèn iframe của 1 website có lượng truy cập lớn lên website của doanh nghiệp mục tiêu. Sau đó, họ tiến hành chạy những lệnh đe dọa về bảo mật và gây lây nhiễm mã độc.
Do đó, doanh nghiệp có thể chèn một đoạn code Javascript để ngăn chặn iframe của các website khác về trang của mình.
<script language=”JavaScript”>
if (top.location != self.location)
{top.location = self.location}
</script>
- Chống tải lại trang web với ý đồ xấu:
Một hình thức tấn công khác là việc sử dụng phần mềm hoặc lệnh khiến website bị tải lại liên tục. Điều này gây tiêu hao băng thông, dẫn đến tình trạng tải chậm của trang web.
Bằng cách upload lên website tập tin .htaccess với nội dung dưới đây, sẽ giúp ngăn chặn tình trạng này:
RewriteEngine on
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http(s)?://(www\.)?domain.com [NC]
RewriteRule !antiddos.phtml http://www.domain.com/antiddos.phtml?%{REQUEST_URI} [QSA]
Sau đó, bạn tạo thêm một tập tin antiddos.phtml có nội dung là:
<?
$text = $HTTP_SERVER_VARS[‘QUERY_STRING’];
$text = preg_replace(“#php\&#si”,’php?’,$text);
echo(‘<center><ahref=http://www.domain.com/?’.$text.’>;<fontcolor=red size=5 face=Monotype>[CLICK HERE TO ENTER]</font></a</center>’);
?>
Fire chống DDoS
Mục đích chính của các cuộc tấn công DDoS là để làm sập hệ thống máy chủ bằng một lượng lớn các lượt truy cập theo như Google đánh giá là không hợp lệ. Do đó, thiết lập Firewall chống DDoS là rất cần thiết.
Với tường lửa ứng dụng web (WAF), doanh nghiệp có thể dễ dàng chống lại các cuộc tấn công dịch vụ phân tán để bảo vệ hệ thống máy chủ được hoạt động bình thường. Firewall sẽ sàng lọc và loại bỏ các luồng truy cập xấu. đảm bảo không ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.
Các doanh nghiệp thường triển khai WAF trên nền tảng đám mây để giảm thiểu dung lượng và dễ dàng theo dõi. Tường lửa này hoạt động dựa trên nguyên tắc gửi cookie hoặc một phản hồi khác để xác thực đối tượng truy cập không phải robot.
Sau khi đã cấu hình firewall chống DDoS thành công, doanh nghiệp có thể an tâm về độ hiệu quả, cũng như tối ưu với hệ thống của mình.
Sử dụng phần cứng chống DDoS (Fire vật lý)
Ngoài cách sử dụng Firewall chống DDoS thì tường lửa vật lý cũng là một lựa chọn hợp lý.
Phần cứng chống DDoS hay còn được biết đến là Fire vật lý chính. Đây là một “anh hùng” đứng phía trước mạng của doanh nghiệp để tấn công các kẻ có ý định xấu xa. Firewall chống DDoS này có thể bảo vệ hệ thống khỏi một số loại tấn công dịch vụ phân tán điển hình hiện nay, nhưng việc duy trì cũng gây nhiều tốn kém cho doanh nghiệp.
Nếu muốn sở hữu Firewall chống DDoS vật lý thì doanh nghiệp đầu tư phần cứng, chi phí vận hành và một khoản tiền định kỳ để bảo trì, sửa chữa và thay thế thiết bị. Ngoài ra, một số hạng mục khấu hao tài sản cố định và nâng cấp thiết bị cũng rất tốn kém.
Một số câu hỏi thường gặp
Còn nhiều vấn đề xoay việc ngăn chặn tấn công dịch vụ phân tán, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm thông tin tại đây.
Windows có sử dụng Firewall chống DDoS được không?
Có. Firewall là một phần mềm hoạt động độc lập nên doanh nghiệp có thể thiết lập tường lửa để bảo vệ máy chủ trên bất kỳ hệ điều hành nào. Vì thế, doanh nghiệp có thể thiết lập Firewall chống DDoS trên các máy chủ chạy hệ điều hành Windows.
Firewall chống DDoS cho website được hay không?
Có. Cấu hình Firewall chống DDoS bao gồm nhiều lớp ngăn chặn mã độc, giúp hệ thống được bảo vệ toàn diện trước các cuộc tấn công từ tầng Network đến Application. Ngoài ra, Fire không chỉ chống DDoS cho website, mà còn VPS và cả server vật lý.
Fire chống DDoS là giải pháp tối ưu để bảo vệ hệ thống máy chủ khỏi các cuộc tấn công dịch vụ phân tán. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể an tâm hoàn thiện hoạt động kinh doanh và cải thiện hiệu suất công việc.
Để lại một phản hồi