Ngày nay, việc thành lập một công ty ngày càng trở nên phổ biến. Để thành công và dễ dàng hoạt động, giấy phép kinh doanh là không thể thiếu, việc hiểu rõ thủ tục và quy trình cấp giấy phép sẽ rất cần thiết. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp chi tiết nhất về định nghĩa giấy phép kinh doanh là gì, cũng như những lưu ý và thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh. Tham khảo ngay bài viết nhé!
Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là gì? Câu hỏi được những nhà đầu tư kinh doanh, hộ gia đình mới bắt đầu khởi nghiệp thường xuyên đặt ra. Có thể hiểu rằng, giấy phép kinh doanh là một loại giấy tờ chứng nhận cho phép cá nhân hay tổ chức hoạt động kinh doanh khi đáp ứng được điều kiện đăng ký theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trong bộ luật doanh nghiệp 2020 thì ngành nghề kinh doanh sẽ không hạn chế, trừ những ngành nghề bị cấm theo luật. Khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp có nói: Doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng điều kiện kinh doanh trong ngành nghề đầu tư kinh doanh theo quy định có trong Luật đầu tư, đồng thời đảm bảo khả năng kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động.
Công ty Hoàn Cầu chuyên cung cấp các dịch vụ đăng ký kinh doanh TPHCM.
Đặc điểm và nội dung của giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh là cơ sở pháp lý để cá nhân và tổ chức có thể kinh doanh một số ngành nghề nhất định. Hơn nữa, đây là một văn bản pháp lý do nhà nước có thẩm quyền cấp và ban hành đủ điều kiện để bắt đầu kinh doanh, đồng thời là cơ sở để dễ dàng kiểm soát các ngành nghề có kiểm soát nghĩa vụ thuế.
Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh sẽ có nội dung khác nhau, thông thường một giấy phép kinh doanh chuẩn thì bao gồm những thành phần chính như sau:
- Tên doanh nghiệp (tên đầy đủ, viết tắt và nước ngoài).
- Mã số thuế doanh nghiệp hay mã số xuất nhập khẩu.
- Địa chỉ đặt trụ sở chính của công ty.
- Người đại diện của công ty theo pháp luật ban hành.
- Ngành nghề hoặc lĩnh vực kinh doanh yêu cầu.
- Phạm vi ngành nghề kinh doanh được hoạt động,…
Để được cấp giấy phép kinh doanh cần có điều kiện
Giấy phép kinh doanh tùy vào từng đối tượng và ngành nghề kinh doanh sẽ có điều kiện khác nhau:
Đối với doanh nghiệp hay tổ chức trong nước
Các điều kiện để các doanh nghiệp trong nước được cấp giấy phép kinh doanh là:
- Đối với cơ sở vật chất: Doanh nghiệp cần đạt yêu cầu về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
- Đối với chứng chỉ hành nghề: Thường yêu cầu tại các văn phòng công chứng hay công ty luật.
- Đối với điều kiện về vốn pháp định: Yêu cầu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản cần tối thiểu 20 tỷ VNĐ.
Làm giấy phép kinh doanh trọn gói ở đâu? Công ty dịch vụ hỗ trợ làm giấy phép kinh doanh uy tín và nhanh chóng nhất tại TPHCM.
Đối với doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài
Quy định về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP được trình bày như sau:
Nhà đầu tư nước ngoài đến từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tham gia các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia làm thành viên. Đối với những trường hợp này:
- Nhà đầu tư cần đáp ứng các yêu cầu về thị trường của Hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia.
- Nhà đầu tư phải có kế hoạch tài chính thực hiện hoạt động được yêu cầu trong đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
- Nhà đầu tư không được mắc nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã hoạt động tại Việt Nam trong ít nhất 01 năm.
Nhà đầu tư nước ngoài không đến từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tham gia Hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia. Đối với những trường hợp này:
- Phải có kế hoạch tài chính thực hiện hoạt động được đề nghị trong yêu cầu cấp Giấy phép kinh doanh.
- Không được có nợ thuế quá hạn nếu hoạt động tại Việt Nam trong ít nhất 01 năm.
- Phải tuân theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Phải phù hợp với mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực hoạt động tương tự.
- Có khả năng tạo việc làm cho nguồn lao động trong nước.
- Có khả năng và cam kết đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Như vậy là nội dung về các điều kiện cụ thể để nhà đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Thủ tục khi đăng ký giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh (lựa chọn hình thức kinh doanh cho doanh nghiệp, đặt tên và xác định trụ sở công ty). Hồ sơ tùy vào loại hình doanh nghiệp mà tiến hành soạn thảo hồ sơ cho thích hợp, thường thì tuân theo quy định trong Nghị định 01/2021/NĐ-CP và Luật Doanh nghiệp 2020. Việc lựa chọn hình thức kinh doanh rất quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình kinh doanh sau này nên phải thật kỹ lưỡng cân nhắc loại hình phù hợp.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan thẩm quyền để tiếp nhận và giải quyết, thường là Sở kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan tương đương.
Bước 3: Sau khi nộp thường xuyên kiểm tra, theo dõi để kịp thời sửa đổi và bổ sung khi cơ quan thẩm quyền yêu cầu cần thiết.
Bước 4: Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được duyệt trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày. Lúc này, công ty sẽ thanh toán lệ phí để được cấp phép theo quy định.
Bước 5: Được cấp giấy phép kinh doanh và hoàn tất thủ tục.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về khái niệm giấy phép kinh doanh là gì cũng như về đối tượng và thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất.
Tham khảo: Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh tại TP.HCM
Để lại một phản hồi