Có một sự thật đó là bạn sẽ chẳng có cơ hội để được xếp hạng trên Google nếu không được bọ quét thấy. Tôi chắc hẳn rằng, để tìm đọc đến bài viết này thì bạn cũng là một nhân tố nằm trong trường hợp ấy. Vậy làm thế nào để trang web của mình có mặt trên bảng xếp hạng của Google ngay cả khi website chúng ta chỉ mới xuất hiện cách đây 2 đến 3 ngày, tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này ngay sau đây.
2 cách đơn giản giúp Google tìm ra website của bạn nhanh nhất
Có lẽ bạn đã nghe “đồn thổi” về việc Google khai trừ việc submit URL từ năm 2018 đến nay, tuy nhiên hãy hạnh phúc về một điều, đó là “ông lớn” của chúng ta vẫn rất vui vẻ nếu bạn submit chính website hay trang web của mình trên Google Search Console.
Để sử dụng Google Search Console (hay còn có cái tên là Google webmaster tool) thì bạn phải thực hiện theo các bước:
- Đầu tiên, đăng nhập vào giao diện của công cụ theo đường dẫn https://search.google.com/search-console/about.
- Tiếp theo, bạn phải thêm sản phẩm, sản phẩm ở đây chính là tên miền hay URL website, tuy nhiên hãy thống nhất chúng với một giao thức cố định (có thể là http/https/www.)
- Cuối cùng, chọn xác minh để Google thu thập dữ liệu website và cho phép bạn tiếp tục submit những trang web khác.
Việc xác minh trang web chỉ vỏn vẹn bấy nhiêu đó, tiếp đến sẽ là cách làm cho Google bot tìm ra sự có mặt của trang web bạn theo 2 cách là submit sitemap.xml và submit từng trang web.
Submit sitemap.xml
Rất đơn giản để submit một sitemap của trang web, nhưng bạn đã có sitemap.xml chưa đó mới là điều quan trọng. Ở bài viết này, tôi sẽ không hướng dẫn bạn cách tạo sitemap cụ thể như thế nào để tránh làm mất thời gian của nhiều người đã biết đến nó, tuy nhiên nếu như bạn đang sở hữu một website có nền tảng wordpress thì sẽ sở hữu rất nhiều plugin hay tools để làm ra chúng, hãy tận dụng ngay đi nhé!
Sau khi đã có được sitemap.xml, hãy tiến hành truy cập vào Google Search Console, chọn mục sơ đồ trang web và cập nhật sitemap.xml mới nhất vào đây thế là xong.
- Submit từng URL muốn Index
Bạn đã biết Google Index theo cách nào rồi chứ, nếu chưa rõ hay tham khảo thêm ngay tại đây.
Việc submit từng URL cũng vô cùng đơn giản, hãy nghĩ rằng bạn mới tạo ra một bài viết mới trên website của mình và cần Google tìm ra nó để xếp hàng trên bảng kết quả tìm kiếm, ngay lúc này phương pháp submit sẽ giúp bạn làm điều đó.
Copy link URL của bạn và điền vào khung như hình, sau đó Yêu cầu lập chỉ mục (Request Indexing), đợi một lúc là hoàn tất ngay.
* Một số cách submit khác
Ngoài 2 phương pháp tối ưu nhất hiện nay là sử dụng công cụ của chính Google thì bạn cũng có thể áp dụng những công cụ khác chẳng hạn như: elitelinkindexer.com, larindex.com,… tuy nhiên có sẽ có trường hợp phải trả phí cho những lần submit nhưng bù lại bạn hoàn toàn có thể khai báo với google một lượng URL khổng lồ mà ít tốn kém thời gian hơn hẳn.
Cách nhận biết Google đã index
Mọi thao tác trên đều hướng tới việc Google có index URL của bạn hay không, vậy để kiểm tra chúng hãy dùng lệnh site:Domain hay site:URL bạn đã submit, kết quả sẽ trả về trang web trên công cụ tìm kiếm. Nếu không xuất hiện gì hết thì hãy cố gắng đợi thêm, tuy nhiên trong khoảng thời gian 6 đến 7 ngày mà vẫn chưa được index thì ắt hẳn đã có vấn đề gì rồi đấy. Nhiệm vụ của bạn lúc này là tìm cách giải quyết chúng ngay lập tức để không làm trì hoãn việc update bài mới hay nguy hiểm hơn là vô tình biến nội dung của mình thành một bản copy bởi sự cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành.
Tôi nghĩ bạn cũng hoang mang về điều này rất nhiều vì thế hãy tham khảo các cách xử lý khi Google chậm index ngay sau đây.
Một số cách khắc phục URL/Website không được index
Tôi muốn chia sẻ đến bạn 3 trường hợp phổ biến nhất mà chính bạn đã vô tình làm cho URL không được index như sau:
Trang web có chứa thẻ noindex
Đây là loại thẻ nhằm khai báo rằng Google không cần phải index URL này (<meta name = “googlebot” content = “noindex”> hoặc <meta name = “robots” content = “noindex”>, x-robots-tag: noindex;). Hãy xóa bỏ nó nếu cần thiết.
Chặn index bằng file robots.txt
Robots.txt là file nhằm giới hạn việc tìm kiếm của Google bot, để nhận biết URL có đang bị chặn hay không bạn hãy Copy chúng vào đây: https://www.google.com/webmasters/tools/robots-testing-tool
Chặn index bởi file .htaccess
Nếu file .htaccess chứa dòng mã: “Header set X-Robots-Tag “noindex, nofollow” thì hãy xóa nó đi.
Đó là 3 lỗi cũng như cách khắc phục khi trang web của bạn không được index. Tuy nhiên, đó chỉ là 3 trường hợp cơ bản và thường gặp nhất khi bạn cố gắng submit website, nhưng nếu phát sinh lỗi của bạn không nằm trong 3 điều kiện trên thì tôi e rằng website bạn đang có một vấn đề kỹ thuật lớn, ngay lúc này sự hỗ trợ của các chuyên gia SEO là thực sự cần thiết đối với bạn.
Chúng tôi hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp submit cũng như một số cách khắc phục hiện tượng không được index hiện nay. Chúc bạn thành công!
Để lại một phản hồi