Ngày nay, thang máy không chỉ sử dụng cho việc vận chuyển người mà còn được ứng dụng vào việc tải hàng hoá. Đây cũng là phương tiện được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thay thế cho phương pháp vận chuyển thủ công. Vậy thang máy chở hàng là gì? Kích thước thang máy chở hàng phù hợp với từng nhu cầu vận chuyển. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Thang máy chở hàng là gì?
Thang máy chở hàng (hay còn gọi là thang máy tải hàng, thang máy nâng hàng) là loại phương tiện chuyên dụng để vận chuyển hàng hoá, vật tư, thiết bị với tải trọng lớn mà sức người không thể thực hiện được.
Thang máy chở hàng thường được lắp đặt tại các nhà máy, khu công nghiệp, kho hàng, siêu thị,… Việc sử dụng thang máy chở hàng sẽ giúp cho quá trình vận chuyển diễn ra một cách suông sẻ, giúp tăng năng suất và tiết kiệm nguồn lực lao động.
Ngoài ra, thang máy chở hàng còn được sử dụng trong các trường hợp tải thực phẩm giúp giữ cho sản phẩm được nguyên vẹn không bị hư hại khi vận chuyển.
Thang máy chở hàng là gì?
Tìm hiểu thêm: Quy trình lắp đặt thang máy đúng chuẩn đảm bảo an toàn
Phân loại thang máy chở hàng
Theo động cơ, thang máy chở hàng chia làm 2 loại:
- Thang máy chở hàng sử dụng máy kéo: bao gồm thành máy kéo có hộp số (yêu cầu thang máy phải có phòng máy) và thành máy kéo không có hộp số (không cần có phòng máy)
- Thang máy chở hàng sử dụng lực đẩy của piston (công nghệ thuỷ lực)
Phân loại theo xuất xứ:
- Thang dùng để chở hàng liên doanh
- Thang dùng để nâng hàng nhập khẩu nguyên chiếc
Phân loại theo mục đích sử dụng:
- Thang máy chở thực phẩm: thường có tải trọng nhỏ dùng để vận chuyển đồ uống, thức ăn trong các nhà hàng, khách sạn,…
- Thang máy tải hàng hoá: sử dụng loại thang lớn hơn thang máy chở thực phẩm và được dùng tại các công trình xây dựng, siêu thị,…
- Thang máy nâng ô tô: các showroom hoặc garage ô tô sẽ dùng loại thang này để vận chuyển, di dời các xe có tải trọng lớn (>1000kg).
- Thang máy vận chuyển xe máy: đây là loại thang có cấu tạo đơn giản. Có thể nâng được nhiều xe máy cùng lúc nên được sử dụng nhiều trong các showroom, bãi giữa xe,… để phục vụ cho việc vận chuyển xe giữa các tầng.
Thang máy chở thực phẩm
Sự khác nhau giữa thang máy chở người và thang máy chở hàng
Đặc điểm | Thang máy chở hàng | Thang máy chở người |
Tải trọng | Dao động từ 100kg-5000kg | Dao động từ 300kg-2000kg |
Cấu tạo | Thiết kế đơn giản | Gồm nhiều bộ phận và có thiết kế phức tạp hơn |
Vận tốc | Di chuyển chậm | Di chuyển nhanh hơn |
Hố pit | Nếu thang <200kg thì không cần hố pit | Luôn có hố pit |
Giá thành | Thấp hơn thang máy chở người | Giá thành cao hơn và phụ thuộc vào tải trọng, cấu tạo của từng loại sản phẩm |
Cấu tạo thang máy chở hàng
Tủ điều khiển: đây là bộ phận cốt lõi của máy bao gồm bộ thiết bị liên kết với nhau giúp vận hành thang máy. Hệ điều khiển hoàn toàn tự động nhờ sử dụng hệ biến tần số.
Tủ điều khiển
Motor: hay còn gọi là động cơ tời được gắn trên đỉnh của giếng thang (sử dụng cho thang máy chở hàng có phòng máy) và lắp dưới hố thang (thang máy chở hàng không phòng máy).
Motor có công dụng dẫn động hộp giảm tốc thang máy theo một tốc độ nhất định và làm quay Pully.
Cabin: là nơi dùng để vận chuyển hàng hoá qua lại giữa các tầng. Cabin được kéo bởi motor thông qua các dây cáp và Pully.
Cáp, rail và đối trọng
- Cáp: dây chịu tải nâng, hạ cabin lên xuống liên kết với đối trọng
- Rail: lắp dọc giếng thang để hướng dẫn cho cabin và đối trọng lên xuống. Đồng thời, đảm bảo độ cứng cho thắng cơ hoạt động trong trường hợp tải hàng quá nặng hoặc quá tốc độ.
- Đối trọng: bảo toàn năng lượng hay giảm công suất của motor. Đối trọng nặng hơn khoảng 40% khi cabin đủ tải.
Bộ giảm chấn: được lắp phía đáy hố thang, ở bên dưới cabin và đối trọng giúp giảm sự rung lắc khi vận hành thang máy. Ngoài ra, trong trường hợp cabin vượt quá vị trí đặt công tắc hạn chế, nó sẽ thực hiện chức năng dừng và đỡ cabin.
Bộ giảm chấn
Thắng cơ: khi cabin di chuyển quá tốc độ quy định hoặc trong trường hợp cáp quang bị đứt, thắng cơ sẽ kết hợp với bộ giảm tốc ngăn chặn cabin lại và đảm bảo an toàn cho máy.
Xem ngay: Một số mẫu thang máy nippon chính hãng, chất lượng cao
Kích thước thang máy chở hàng
Thang máy chở hàng có tải trọng dưới 500kg
Thang máy chở hàng có tải trọng dưới 500kg
Thang máy chở hàng có tải trọng từ 500kg-1000kg
Thang máy chở hàng có tải trọng từ 500kg-1000kg
Thang máy chở hàng có tải trọng trên 1000kg
Kích thước thang máy chở hàng có tải trọng trên 1000kg
Nguyên tắc khi sử dụng thang máy chở hàng
- Chỉ sử dụng những thang nâng đã qua kiểm định về độ an toàn
- Người vận hành thang phải trong trạng thái sức khoẻ bình thường
- Không vận dùng thang vận chuyển hàng hoá chưa xác định rõ tải trọng
- Nghiêm cấm vận chuyển người khi dùng thang máy chở hàng
- Hàng hoá xếp vào phải chắc chắn cân đối mặt sàn
- Đặc biệt lưu ý khi vận chuyển hàng hoá dễ cháy, dễ gây nổ
Trên đây là tất cả những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng nó giúp bạn hiểu hơn về thang máy chở hàng cũng như kích thước thang máy chở hàng phổ biến hiện nay. Nếu có thắc mắc gì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Để lại một phản hồi