Các mô hình chuỗi cung ứng được sử dụng phổ biến nhất

Khái niệm thế nào là chuỗi cung ứng
Khái niệm thế nào là chuỗi cung ứng

Mô hình chuỗi cung ứng là gì? Đây là một thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp, tuy nhiên để hiểu rõ hơn về mô hình quản trị chuỗi cung ứng thì không phải là một điều dễ dàng. Ngày nay, quản trị chuỗi cung ứng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp kết nối các quy trình sản xuất và kinh doanh thành một mô hình hoàn chỉnh, làm tăng hiệu suất công việc được cao hơn. Khi ta hiểu rõ được những mô hình trên thì các doanh nghiệp có thể vận dụng chuỗi cung ứng đúng cách, giúp tăng hiệu quả rõ rệt. Vậy nên hãy cùng tìm hiểu về những chuỗi mô hình qua bài viết bên dưới này nhé!

Chuỗi cung ứng là gì?

Trước hết, hãy cùng tìm hiểu qua về khái niệm chuỗi cung ứng để hiểu rõ hơn về các quy trình và mô hình của chuỗi cung ứng này.

Chuỗi cung ứng hay còn được gọi là Supply Chain – là một hệ thống gồm các tổ chức, hoạt động, thông tin, các nguồn lực và con người liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc vận chuyển sản phẩm.dịch vụ từ nhà cung cấp tới tay người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng khi liên kết được với nhà cung cấp và người tiêu dùng thì sẽ được hoạt động tốt nhất. 

Khái niệm thế nào là chuỗi cung ứng
Khái niệm thế nào là chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, cung cấp mà còn liên quan đến liên kết giữa các phòng ban đối với công ty hay nhà kho, nhà bán lẻ, nhà vận chuyển và khách hàng trong sản xuất.

Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Quản trị chuỗi cung ứng là toàn bộ các hoạt động quản lý hậu cần, bao gồm: Lập kế hoạch và quản lý mọi hoạt động liên quan tới tìm kiếm nguồn cung ứng, thu mua, bao gồm cả Logistics. Ngoài ra, quản trị chuỗi cung ứng còn bao gồm sự hợp tác, phối hợp giữa các đối tác trong một chuỗi cung ứng toàn diện. Bản chất của nó là sự tích hợp của quản trị cung cầu bên trong và giữa các đơn vị với nhau và Logistics là một phần trong số đó.

Quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng

Bạn có thể quan tâm: Supply chain là nghề gì?

Chức năng của quản trị chuỗi cung ứng

Là khả năng tích hợp cùng với chịu trách nhiệm trong việc kết nối giữa các chức năng chính và các quy trình kinh doanh thành một mô hình tổng thể, đem lại hiệu suất công việc cao hơn. Quản trị chuỗi cung ứng gồm các hoạt động như: hoạt động sản xuất, thúc đẩy phối hợp các quá trình, hoạt động hậu cần, tiếp thị, bán hàng, tài chính và công nghệ thông tin, nhằm đảm bảo việc hoạt động cung ứng diễn ra liên tục, liền mạch và nhịp nhàng.

Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng

Việc quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp đem lại lợi thế cạnh tranh, chỗ đứng trên thị trường, tạo điều kiện mở rộng chiến lược và phát triển doanh nghiệp được hiệu quả hơn. Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp đảm bảo được đầu vào và đầu ra của nguồn hàng hóa. Đầu vào sẽ được cung ứng đầy đủ, chính xác số lượng, mẫu mã, làm giảm lượng tồn kho cho doanh nghiệp. Còn đầu ra giúp quản lý sản phẩm tốt, cung cấp đủ số lượng sản phẩm cần thiết, mang lại doanh thu tốt, giảm được nguy cơ bị trả hàng và giảm chi phí hàng tồn.

Vai trò quản trị của chuỗi cung ứng
Vai trò quản trị của chuỗi cung ứng

Bên cạnh đó, việc quản trị còn giúp đem lại hiệu quả hoạt động hậu cần, logistics, giúp nhanh chóng đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng, đảm bảo được tiến độ và chất lượng, đồng thời tối ưu hóa được chi phí và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chính vì vậy mà vai trò của quản trị chuỗi cung ứng được xem như là người thực hiện công tác quản lý, kết nối, giúp đảm bảo được chuỗi cung ứng diễn ra liên tục, nhịp nhàng và đồng thời cũng giúp hạn chế rủi ro và sẽ là người đứng ra giải quyết những phát sinh không mong muốn ấy.

Mô hình chuỗi cung ứng

Mô hình chuỗi cung ứng là việc sắp xếp, đưa toàn bộ quy trình của chuỗi cung ứng vào một trật tự logic, khoa học. Việc làm này giúp người quản lý dễ dàng giám sát và thúc đẩy để đảm bảo được tiến độ công việc và đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Hiện nay, có rất nhiều mô hình quản trị chuỗi cung ứng đang được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi phổ biến. Tùy theo tính chất, quy mô quy trình sản xuất – kinh doanh mà sẽ áp dụng các mô hình chuỗi cung ứng phù hợp. 

Những giai đoạn cơ bản của chuỗi cung ứng

Tùy theo từng mô hình mà sẽ có những đặc điểm khác nhau, riêng biệt, nhưng hầu hết đều có 4 quy trình cơ bản sau đây:

Lập kế hoạch

Đây là công đoạn vô cùng quan trọng và cần thiết mà mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến các quy trình về sau. Để làm được điều đó ta cần phải:

  • Dự báo nhu cầu của người tiêu dùng: Các cuộc khảo sát doanh nghiệp thực hiện sẽ được dựa trên những thói quen, đánh giá về nhu cầu của người dùng.
  • Định giá sản phẩm: Giá sản phẩm thường thường dựa vào nhiều yếu tố khác biệt như: chi phí sản xuất, vận chuyển, nguyên vật liệu, đối thủ cạnh tranh,….
  • Quản lý lưu kho: Giúp xác định lượng tồn kho, lượng tiêu thụ ở mỗi giai đoạn khác nhau.

Tìm kiếm nguồn cung ứng

Bộ phận thu mua sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động này. Cần xác định được nhà cung cấp chất lượng với mức giá hợp lý, qua đó sẽ là cơ sở để thu mua từ họ, giúp tăng chất lượng sản phẩm và hoạt động được diễn ra trơn tru.

Sản xuất

Để việc sản xuất được thuận lợi thì cần phải tìm nguồn nhập nguyên vật liệu với mức giá phù hợp và ổn định. Gồm có 3 hoạt động chính sau đây:

  • Thiết kế sản phẩm: Thiết kế mẫu mã bắt mắt, tinh tế, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của thị trường.
  • Quy trình sản xuất: Tính toán thời gian sản xuất phù hợp để kịp cung ứng sản phẩm cho khách hàng.
  • Quản lý phương tiện: Là máy móc, trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho sản xuất.

Phân phối

Đây là công đoạn cuối cùng và đưa đến gần tay với người tiêu dùng, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Quy trình phân phối gồm có:

  • Quản lý đơn hàng: Quản lý về mặt số lượng, thời gian, địa điểm giao hàng,…
  • Giao hàng: Giao hàng đúng hạn cho khách hàng dựa trên thời gian của yêu cầu hợp đồng đã ký.
  • Trả hàng: Hoàn trả những sản phẩm lỗi, hỏng có thể sửa chữa hoặc tiêu hủy.
Các hoạt động trong chuỗi cung ứng
Các hoạt động trong chuỗi cung ứng

Bạn có thể quan tâm: Quy trình mua hàng của doanh nghiệp

Các loại mô hình chuỗi cung ứng

Gồm có 2 mô hình chuỗi cung ứng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là:

Mô hình quản trị chuỗi cung ứng giản đơn

Đây là mô hình mà công ty sản xuất chỉ mua nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp và sau đó tự sản xuất, là người trực tiếp phân phối sản phẩm, hàng hóa đến người dùng. Mô hình này thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hộ sản xuất gia đình.

Mô hình quản trị chuỗi cung ứng giản đơn
Mô hình quản trị chuỗi cung ứng giản đơn

Mô hình quản trị chuỗi cung ứng phức tạp

Đây là mô hình mà công ty sẽ mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp, phân phối hoặc các nhà sản xuất, được xem là thành phẩm của nhà cung ứng. Ngoài việc tự sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp còn tiếp nhận các nguồn cung cấp để hỗ trợ trong quá trình sản xuất như nhà thầu, đối tác sản xuất,…

Mô hình quản trị chuỗi cung ứng phức tạp
Mô hình quản trị chuỗi cung ứng phức tạp

Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp này sẽ xử lý việc mua sản phẩm trực tiếp hoặc trung gian, sau đó đưa tới nhà máy tiếp theo để sản xuất để cho ra thành phẩm cuối cùng. Công ty sẽ thực hiện công tác bán hàng, vận chuyển sản phẩm trực tiếp tới người dùng hoặc qua các kênh bán hàng khác nhau. Bởi các đơn hàng đến từ nhiều nơi khác nhau nên đòi hỏi công ty sản xuất cần có danh mục hệ thống hàng hóa, dịch vụ phân phối cụ thể, rõ ràng.

Bên cạnh 2 mô hình chuỗi cung ứng nêu trên thì còn có một số mô hình chuỗi cung ứng được sử dụng khá rộng rãi nhờ các ưu thế riêng biệt và được chọn lựa để phù hợp với cấu trúc, mong muốn và định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Mô hình dòng chảy liên tục

Mô hình này thường áp dụng cho các công ty ít thay đổi về sản phẩm và thường là những mặt hàng có nhu cầu cao hoặc thấp nhưng không cần thiết kế lại bao bì, mẫu mã trong thời gian dài.

Mô hình dòng chảy liên tục
Mô hình dòng chảy liên tục

Mô hình dựa trên sự ổn định của cung, cầu và các quy trình được thiết lập để đảm bảo tính liên tục cho thông tin, sản phẩm. Vì vậy, nhà sản xuất cần tập trung vào khâu chuẩn bị nguyên liệu để đáp ứng được số lượng lớn.

Mô hình chuỗi cung ứng nhanh

Đây là mô hình được áp dụng cho các công ty, doanh nghiệp bán sản phẩm được cập nhật theo xu hướng như: ZARA, H&M, SHEIN,… Quy trình này sẽ giới hạn về mặt thời gian vì doanh nghiệp luôn phải cập nhật các xu hướng mới nhất để sản xuất và tung ra thị trường.

Mô hình chuỗi cung ứng nhanh

Ưu điểm là tận dụng mức độ quan tâm sản phẩm và sự nổi tiếng để tăng nhanh doanh thu và khi sản phẩm có dấu hiệu hạ nhiệt thì cần tìm kiếm ngay xu hướng khác thay thế để sản xuất.

Mô hình Agile

Đây là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều công ty, doanh nghiệp hiện nay trên thị trường bởi Agile sẽ phù hợp đối với các lĩnh vực mà nhu cầu về loại sản phẩm của khách hàng khó dự đoán chính xác mong muốn của họ. 

Khi sử dụng mô hình này, doanh nghiệp vẫn sẽ sản xuất đủ dựa trên lượng mua trước đó và nếu dữ liệu cho thấy nhu cầu về mặt hàng đang giảm thì doanh nghiệp cũng sẽ giảm số lượng sản xuất tương ứng.

Mô hình linh hoạt

Đây là mô hình chuỗi cung ứng để đưa ra các sản phẩm mang tính thời vụ vào các ngày lễ trong năm. Những nhà cung cấp sẽ tăng cường sản xuất các sản phẩm tiêu thụ cao và giảm sản xuất hoặc dừng hẳn đối với sản phẩm tiêu thụ thấp. Mô hình chuỗi cung ứng này cần có quy trình rõ ràng, dễ theo dõi và đồng thời người quản lý cần phải dự đoán chính xác số lượng nguyên vật liệu, nhân công và lượng hàng tồn kho.

Bài viết trên là tổng hợp các mô hình chuỗi cung ứng đang được sử dụng rộng rãi phổ biến nhất hiện nay tùy theo quy mô và tính chất của công ty, doanh nghiệp. Qua đó ta có thể thấy được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng trong sản xuất – kinh doanh, góp phần tối ưu hóa quy trình và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bài viết trên chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm và quan tâm hơn về hoạt động và các mô hình quản trị chuỗi cung ứng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*